Xử lý Việt phủ Thành Chương: Lộ chuyện lạ?

Sai phạm đất rừng của Việt phủ Thành Chương đã có từ năm 2006 nhưng UBND huyện Sóc Sơn chưa lập hồ sơ xử lý.

Ngày 1/4/2019, báo Giao thông dẫn lời một vị đại diện Thanh tra TP. Hà Nội lý giải về việc tại sao không có tên Việt phủ Thành Chương trong kết luận thanh tra vừa mới ban hành vào cuối tháng 3/2019.

Theo đó, trong kết luận Thanh tra Chính phủ năm 2006 đã nêu rõ, khu đất Phủ Thành Chương có nguồn gốc là đất quy hoạch rừng đặc dụng (theo quy hoạch hiện nay là rừng phòng hộ môi trường) và kiến nghị xử lý đối với trường hợp này.

Tuy nhiên, đến nay UBND huyện Sóc Sơn chưa thiết lập hồ sơ vi phạm để tiến hành xử lý đối với trường hợp Việt phủ Thành Chương.

Trước ý kiến dư luận cho rằng có sự né tránh, nể nang với những công trình lớn, vị lãnh đạo này lên tiếng phủ nhận.

xu ly viet phu thanh chuong lo chuyen la

Một góc Việt phủ Thành Chương trên đất rừng Sóc Sơn.

"Đối với các trường hợp vi phạm đã được Thanh tra Chính phủ kết luận và kiến nghị xử lý, theo quy định của Luật Thanh tra các trường hợp này phải xử lý theo đúng kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ" - vị thanh tra này nói.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2006 nêu rõ, khu đất Phủ Thành Chương có nguồn gốc là đất quy hoạch rừng đặc dụng, trước đây HTX giao cho ông Lưu Văn Sỹ quản lý bằng sổ lâm bạ.

Đến năm 2001, ông Lưu Văn Sỹ chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thành Chương dưới dạng liên doanh, liên kết, có xác nhận của UBND xã Hiền Ninh, diện tích khoảng 8.342m2.

Theo bản đồ quy hoạch rừng năm 2008 tỷ lệ 1/5000 xã Hiền Ninh thì toàn bộ diện tích 8.342 m2 đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Sau khi nhận chuyển nhượng, ông Nguyễn Thành Chương đã xây dựng không phép công trình kiên cố trên đất.

Luật sư Trần Đức Phượng cho rằng, sở dĩ Việt phủ Thành Chương sai phạm nhưng vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay là do có sự bao che, dung túng của nhiều cán bộ tại địa phương, thể hiện sự coi tường pháp luật và những phản ánh, bức xúc của dư luận.

Sai phạm của Việt phủ Thành Chương cần phải được xử lý theo quy định, dỡ bỏ các công trình xây dựng nhà ở, công trình cảnh quan,… không phục vụ cho việc quản lý bảo vệ rừng.

xu ly viet phu thanh chuong lo chuyen la Việt phủ Thành Chương, nhà ca sĩ Mỹ Linh không nằm trong diện "cưỡng chế ngay"

Thanh tra thành phố Hà Nội vừa công bố kết luận thanh tra việc quản lý sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc ...

xu ly viet phu thanh chuong lo chuyen la Tại sao nhà Mỹ Linh, Thành Chương ngoài danh sách cưỡng chế?

Nhiều câu hỏi được đặt ra khi cơ quan chức năng không cưỡng chế công trình nhà ở của Mỹ Linh, trong khi nhiều vi ...

/ http://baodatviet.vn