Đề xuất mới vừa được trình Quốc hội, ông đặt kỳ vọng sẽ có tác dụng tốt, giúp ngăn chặn, giảm đi nhiều cơ hội để phạm tội và trốn chạy...
Chính phủ vừa trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức với hai nội dung đáng chú ý. Một là: đề xuất nâng thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức từ 24 tháng lên 60 tháng, được tính kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Hết thời hạn đó, cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Hai là, đề nghị bỏ hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức. Nêu quan điểm về nội dung trên, GS.TS Lê Sỹ Thiệp - nguyên Trưởng khoa Quản lý nhà nước về kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng, quy định trên là cần thiết.
Phân tích cụ thể từng điểm, vị GS chỉ rõ:
Thứ nhất, với đề xuất nâng thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức lên 60 tháng, GS Lê Sỹ Thiệp cho rằng, việc tăng thời hiệu hồi tố là rất cần. Ông giải thích, với thời hạn cũ là 2 năm sẽ không kịp cho công tác Thanh- Kiểm, tra phát hiện lỗi của cán bộ công nhân viên chức, nhất là khi các đối tượng liên quan cố tình câu kết, chạy tội, trì hoãn thanh kiểm tra để... câu giờ.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, với việc tăng thời hạn từ 2 năm lên 5 năm chưa thể khẳng định đã đủ hay chưa. Điều chắc chắn là tăng lên đã là một giải pháp để chặn đường thoát truy cứu của những đối tượng có những hành vi trái với pháp luật.
Thứ hai, với đề xuất bỏ hình thức “Giáng chức”, theo vị GS, đề xuất cũng rất nên làm.
Ông lý giải: "Người bị giáng chức là người có lỗi, nhất là lỗi về tư cách đạo đức. Nếu vậy thì không nên làm lãnh đạo. Trình độ tư cách đạo đức khác với trình độ chuyên môn, nên không thể phân loại theo cấp trên - dưới. Với người có lỗi về chuyên môn, có thể giáng cấp họ cho hợp với tầm chuyên môn của Anh ta. Nhưng người có lỗi về tư cách đạo đức thì có giáng xuống cấp thấp cũng chẳng đủ uy tín.
Hơn nữa, xã hội không thiếu nhân tài. Đừng giữ quan niệm là, cần mở cho người có lỗi con đường phục thiện trong việc giáng chức này. Để phục thiện không nhất thiết cứ phải đảm đương các chức vụ trong bộ máy quản lý nhà nước.
Đề xuất thêm, GS Lê Sỹ Thiệp, Dự thảo luật nên bỏ cả hình thức kỷ luật khiển trách như đề xuất của một số đại biểu.
"Tôi tán thành bỏ hình thức kỷ luật Khiển trách vì sự khiển trách đâu có khiến người vi phạm mất gì ngoài danh dự và uy tín. Nhưng kể cả khái niệm danh dự cũng quá trừu tượng. Nếu cần danh dự, nếu biết hổ danh họ đã không làm điều xấu đó. Do vậy, việc tồn tại hình thức kỷ luật này chỉ tạo cơ hội cho họ cứu nhau bằng cách “đưa nhau về trú ẩn dưới mái nhà khiển trách”, một cách hành xử vẫn được coi là “có xử lý kỷ luật đấy chứ”, nhưng là thứ “kỷ luật như rượu không độ", GS Thiệp nói rõ.
Ba vấn đề
Có góc nhìn bao quát hơn, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính cho rằng, muốn giải quyết căn cơ vấn đề trên cần quan tâm tới ba vấn đề. Cụ thể là cơ chế tiền lương gắn với vị trí việc làm và gắn với trách nhiệm cùng với chính sách lương bổng, vật chất của từng vị trí đó.
PGS Nguyễn Hữu Tri nhấn mạnh, chính sách tiền lương phải đi đôi với công tác tuyển dụng, bố trí vị trí việc làm.
Khi làm tốt công tác tuyển dụng, bố trí vị trí việc làm phù hợp mới tính tới bước thứ hai đó là gắn với trách nhiệm của từng vị trí, từng người.
Khi công việc gắn với trách nhiệm của từng vị trí, trong trường hợp xảy ra sai phạm sẽ được phát hiện, xử lý kịp thời, không để tình trạng sai phạm xảy ra mà mãi đến khi cán bộ nghỉ hưu rồi mới phát hiện, mới truy tố, xử lý.
Trong trường hợp phát hiện cán bộ có vi phạm quy định giáng chức cũng là cần thiết. Tuy nhiên, giáng chức ở đây không có nghĩa là chuyển từ cấp trưởng xuống cấp phó mà còn có thể chuyển ngang, chuyển hẳn đến một vị trí, công việc khác, đi cùng với đó là hạ luôn các cơ chế, chế độ tiền lương của người đó theo cùng vị trí mới.
Đối với những trường hợp cán bộ sau khi nghỉ hưu mới phát hiện sai phạm cũng sẽ được xử lý căn cứ theo mức độ vi phạm ngay tại thời điểm xảy ra sai phạm.
Với trường hợp này, vị PGS cho rằng, cần thiết phải nâng thời hiệu xử lý đối với cán bộ công chức viên chức vi phạm để tránh những trường hợp các vụ việc chưa xem xét kỷ luật xong đã hết thời hiệu xử lý.
Riêng với quy định xử lý khiển trách, PGS Nguyễn Hữu Tri kiến nghị nên xem xét loại bỏ hình thức này vì khiển trách là một hành vi kỷ luật không ảnh hưởng đến ai, không ảnh hưởng tới quyền lợi gì, hay nói cách khác là hình thức "vô thưởng, vô phạt" không có nhiều tính răn đe.
Khao khát trở thành công chức của thanh niên Trung Quốc
Hơn một triệu người trẻ Trung Quốc dự thi công chức mỗi năm vì cho rằng công việc ổn định và có nhiều thời gian ... |
Đề xuất bố trí công tác cho 12 cán bộ thi rớt công chức
UBND huyện Krông Năng lập danh sách 12 cán bộ thi rớt công chức năm 2016, trình UBND tỉnh xin ý kiến để bố trí ... |
Tăng lương 2019 - 2020: Mỗi công chức thêm bao tiền?
Năm 2019, 2020 mỗi năm sẽ điều chỉnh tăng lương cơ bản 7%. Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, quan trọng cải cách lương ... |
TP HCM tuyển thẳng người tốt nghiệp loại giỏi làm công chức phường
Người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi sẽ được nhận làm công chức cấp phường, từ ngày ... |