Đi cùng với quan chức đến sân bay được ưu tiên là chuyện bình thường nhưng nếu quá phô trương thì dễ trở thành phản cảm.
Sáng ngày 7/1/2018, trao đổi với Đất Việt, ông Phan Tương - nguyên Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, đối với trường hợp lãnh đạo cấp cao đi công tác thường được quyền ưu tiên khi đi qua khu vực kiểm soát an ninh hàng không và lúc lên - xuống tàu bay. Nhưng không phải vị lãnh đạo nào cũng được hưởng quyền ưu tiên đó.
"Việc thực hiện quyền ưu tiên đã được quy định rất rõ từ các văn bản pháp luật và tùy từng trường hợp cụ thể, khi Bộ ngành có công văn đề nghị gửi cho ban quản lý cảng hàng không thì lãnh đạo cảng đó quyết định.
Với trường hợp có xe đưa đón ngay tại chân tàu bay thì cũng là chuyện bình thường nếu đó là chuyến công tác gấp, quan trọng hoặc lãnh đạo không thể tự di chuyển được" - ông Tương cho biết.
Một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không khác cũng chia sẻ với Đất Việt, khi đi cùng quan chức tới sân bay di chuyển thì thường được ưu tiên. Bản thân vị chuyên gia này cũng từng đi cùng với một cán bộ cấp cao và không phải thực hiện việc kiểm tra an ninh, lúc lên xuống tàu bay mà không phải kiểm soát an ninh.
Khu vực hạn chế của sân bay, không phải ai cũng được phép đưa đón tại nơi này.
"Chuyện có thể thông cảm bởi sân bay tạo điều kiện cho lãnh đạo đi công tác gấp, công việc quan trọng để không trễ thời gian cất cánh. Nhưng thường đó là trường hợp cất cánh, còn trường hợp hạ cánh thì không gấp gáp, vội vàng khó có thể thông cảm được" - vị chuyên gia này cho biết.
Trong khi đó, ông Trần Quốc Thuận - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bày tỏ những băn khoăn, nếu việc sử dụng xe biển xanh đón người nhà lãnh đạo là có thật thì cần nhìn nhận trong câu chuyện này có 2 vấn đề.
"Thứ nhất, từ trước đến nay tôi chưa thấy văn bản nào cho phép điều này cả. Thậm chí người ta còn phê bình, kiểm điểm chuyện sử dụng xe biển xanh vào việc riêng tư, đi chùa, ăn cưới... Sử dụng xe công như thế là sai rồi.
Thứ hai, đón người tại khu vực hạn chế tại sân bay, về nguyên tắc những lãnh đạo cấp Bộ trưởng trở lên thì được quyền ưu tiên sử quyền hạn chế để được đưa đón tại chân cầu thang bộ nơi lên tàu bay. Với dân thường, đôi khi người nào thuộc trường hợp hy hữu, bị bệnh tật đi không được thì cũng có thể được dùng quyền ưu tiên, đưa đón ở chỗ khác.
Cảng vụ Hàng không miền Bắc cần xem xét người nhà lãnh đạo có bệnh tật gì không? Còn nếu không mà đón như thế là cố ý làm trái, làm sai" - ông Thuận nói.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết thêm: "Tại sân bay, ai cho phép xe đón người bình thường đến tận khu vực hạn chế đó? Còn nếu người nhà đi cùng để đưa, đón thì không có gì là ghê gớm. Câu chuyện chỉ đáng chê trách khi vị quan cấp Bộ đó ở nhà nhưng lại chỉ đạo lái xe đến sân bay, sử dụng quyền ưu tiên để đưa đón người thân của mình như chính mình".
Theo ông Thuận việc dùng xe công vào mục đích riêng từ trước đến nay không phải là hiếm. Vào những dịp lễ tết, hình ảnh xe biển xanh xuất hiện nhan nhản tại các điểm thờ cúng tâm linh vẫn diễn ra, hoặc xe biển xanh tình này, tỉnh kia có mặt trong đám giỗ, đám cưới của người thân một vị quan chức nào đó.
Có người còn hồn nhiên lý giải rằng sử dụng xe biển xanh trong những việc đó là để phục vụ mục đích ngoại giao... Đó là điều không chấp nhận được, đây cũng là tình trạng tham nhũng khi sử dụng xe công vụ không đúng mục đích.
Cà Mau tiết kiệm trên 17 tỷ đồng/năm từ thay đổi quản lý xe công
Sáng nay (13.12) ông Đinh Tiến Dũng - Bộ Trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh ... |
Vừa được thả, người đàn ông này đã trộm xe công vụ của nhà tù
Vụ trộm không thực hiện được nhưng người đàn ông 41 tuổi vẫn phải chịu án phạt 5.000 USD. |