Giao đất công cho DN tư nhân đầu tư, khai thác phải xác định rõ mục đích cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà đầu tư với dự án, xã hội.
UBND TP Hà Nội vừa xin cơ chế đặc thù kêu gọi đầu tư xây dựng tổ hợp thể thao Hàng Đẫy với tổng diện tích hơn 32.000 m2 được lấy của sân vận động Hàng Đẫy và khu phụ cận (nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức và khu đất của Sở Kế hoạch Đầu tư).
Trong đó dự kiến, diện tích xây sân vận động hơn 23.000 m2; khu nhà thi đấu gần 7.000 m2; 1.700 m2 trụ sở của Sở Kế hoạch đầu tư dự kiến làm tòa nhà văn phòng. Tổng mức đầu tư dự kiến là hơn 6.300 tỷ đồng.
Hà Nội đề xuất được giao chỉ định cho Công ty cổ phần Tập đoàn T&T (của Bầu Hiển), đổi lại T&T được khai thác, vận hành sân vận động 50 năm.
Bình luận về chủ trương trên, ĐBQH Hoàng Văn Cường đồng tình xây mới sân Hàng Đẫy nhưng cũng cho rằng phải làm rõ mục đích sử dụng cũng như trách nhiệm và hiệu quả khai thác dự án trong tương lai.
Phối cảnh tổ hợp thể thao gồm: sân vận động Hàng Đẫy, nhà thi đấu và tòa nhà văn phòng. Ảnh minh họa
Trước hết, vị ĐBQH đoàn Hà Nội cho rằng, chủ trương đồng bộ hóa quản lý, khai thác, sử dụng hạ tầng, kỹ thuật cho một khu văn hóa - thể thao là chủ trương đúng đắn, cần được khuyến khích.
Một hệ thống hạ tầng liên thông, kết nối với nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác vận hành, quản lý, góp phần làm gia tăng giá trị khai thác cũng như gia tăng hiệu quả cho dự án cũng như tăng nguồn thu cho địa phương.
Như vậy, ở đây dự án không chỉ là một công trình hạ tầng kỹ thuật về văn hóa - thể thao đơn thuần mà còn có khả năng cung cấp tại chỗ các dịch vụ khác từ việc kết hợp khai thác các công trình ngầm, nhà văn phòng, các dịch vụ tiện ích khác thuộc tổ hợp dự án.
Nói cách khác, dự án vừa là một công trình phục vụ mục đích công cộng, phục vụ cộng đồng nhưng cũng đồng thời có khả năng khai thác, kinh doanh để tạo nguồn thu, giúp bù đắp kinh phí đầu tư cũng như tạo ra nguồn lực phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng, vận hành dự án trong tương lai.
Đứng về mặt xã hội, người dân đều kỳ vọng sẽ có được một công trình văn hóa, thể thao để phục vụ cộng đồng nhưng vẫn bảo đảm được chất lượng dịch vụ tốt, kỹ thuật hiện đại.
"Xét từ góc độ này, chủ trương huy động vốn xã hội hóa để xây dựng tổ hợp dự án văn hóa, thể thao tại SVĐ Hàng Đẫy là cần thiết, nên khuyến khích. Sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân sẽ giúp Hà Nội giải quyết được những khó khăn về nguồn vốn ở thời điểm hiện tại; công trình có mục đích kinh doanh dịch vụ do tư nhân đầu tư và vận hành sẽ có chất lượng tốt hơn.
Như vậy, không tốn tiền ngân sách để đầu tư nhưng vẫn có được một tổ hợp công trình dịch vụ công cộng hiện đại, đồng bộ, chất lượng dịch vụ tốt và hiệu quả khai thác cao, nên đây là phương thức lựa chọn đầu tư của dự án một cách tốt nhất", vị ĐB chia sẻ.
Tuy nhiên, khẳng định ủng hộ về mặt chủ trương song vị ĐB đoàn Hà Nội lại không mấy đồng thuận với đề xuất xin giao trực tiếp dự án cho nhà đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác dự án trong thời gian 50 năm, theo phương thức chỉ định trực tiếp không qua đấu thầu.
Ông Cường cho rằng, do hệ thống luật pháp trong quản lý hợp đồng Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (BOT) tới nay chưa thật sự hoàn thiện, còn nhiều vấn đề bất cập, song đã có những quy định mang tính buộc trong việc lựa chọn nhà đầu tư phải là những nhà đầu tư có năng lực, có tiềm năng kinh tế, có kinh nghiệm thi công để bảo đảm chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả cho dự án tránh những sai phạm xảy ra như thời gian vừa qua.
Đặc biệt, việc chỉ định thầu cho chính nhà đầu tư lập đề xuất dự án là nguyên nhân căn bản của nhiều hạn chế, tiêu cực đang bị xã hội lên án, phản ứng đối với các dự án BOT, BT như:
Giá công trình không sát thực tế thường đội vốn lên nhiều lần để dùng chính dự án vay vốn ngân hàng, nhà đầu tư không cần bỏ vốn những vẫn thu được lời, năng lực nhà đầu tư không đảm bảo, dẫn đến chất lượng công trình kém, lợi dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có để khai thác kinh doanh không đúng mục đích, biến công trình cung cấp các dịch vụ công cộng thành công trình kinh doanh của tư nhân…
Vì lẽ đó, ông Hoàng Văn Cường đề xuất, phải rà soát lại những quy định pháp lý để xác định tiêu chí lựa chọn dự án thực hiện theo hình thức hợp tác công - tư và chỉ định thầu có phù hợp không? Việc rà soát phải làm ngay từ khâu "thiết kế dự án", phải lấy ý kiến rộng rãi của người dân trước khi thực hiện kêu gọi đầu tư.
Để việc thực hiện dự án bảo đảm khách quan, minh bạch, hiệu quả, nhận được sự đồng thuận của người dân và cũng chính là cơ sở để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư không gặp phải các phản ứng trái chiều của xã hội như các dự án BOT giao thông trong thời gian qua, Đại biểu Cường khuyến nghị Hà Nội nên thực hiện theo các bước sau:
Xây mới sân Hàng Đẫy: Lý do Hà Nội nên chờ
Hà Nội nên chờ văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính quy định đối với dự án BOT-BT, tránh chạy theo để sửa. |
Ý kiến trái chiều về xây tổ hợp thể thao Hàng Đẫy hơn 6.000 tỷ đồng
Nhiều người đồng tình xây mới sân Hàng Đẫy nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nên làm tổ hợp thể thao ở nơi ... |
\'Hà Nội cần đấu thầu minh bạch xây sân Hàng Đẫy\'
Hà Nội nhận định việc xây sân Hàng Đẫy là cấp thiết, đề nghị được chỉ định nhà đầu tư mà không qua đấu giá. |