Xây bảo tàng là cần thiết, nhưng không phải lúc này!

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quang Nam, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng (Bộ Xây dựng) với PV Lao Động.

Phối cảnh bảo tàng lịch sử quốc gia. Ảnh: PV

Trao đổi với Lao Động chiều 12.9, ông Nguyễn Quang Nam cho rằng, hiện nay, phản ứng chia làm 2 luồng, luồng các chuyên gia và một bộ phận người dân ủng hộ, bộ phận người dân khác thì không đồng tình. Tại các cuộc triển lãm lấy ý kiến của nhân dân tại Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng vào năm 2007-2008, khi nền kinh tế còn tốt, chúng tôi hầu như không thu được ý kiến không đồng thuận của người dân tham gia góp ý dự án.

Dù vậy đa số vẫn cho rằng xây dựng bảo tàng lịch sự quốc gia là cần thiết nhưng không phải lúc này, khi kinh tế khó khăn, nhiều vấn đề an sinh xã hội cấp bách phải lo.

Mặc khác, đa số các ý kiến đều hết sức băn khoăn về công tác chuẩn bị nội dung trưng bày, tạo sự thu hút người dân đến với bảo tàng để phát huy được giá trị đầu tư.

“Tuy nhiên công tác chuẩn bị thì vẫn phải tiến hành, để phấn đấu để năm 2021 có thể khởi công khi điều kiện kinh tế cho phép. Nếu chuẩn bị tốt thì hiệu quả sử dụng, khai thác công trình càng cao. Theo tôi việc không triển khai dự án là không nên”, ông Nam nói.

Trước đó, trong văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng cho hay, dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2017. Mặc dù đã nhiều lần có kiến nghị, tuy nhiên, kinh phí chuẩn bị đầu tư các năm 2015, 2016, 2017 và kế hoạch vốn trung hạn 2016 - 2020 vẫn không được bố trí.

Các Ban quản lý dự án (bao gồm cả Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) không có nguồn kinh phí để duy trì hoạt động và chi trả tiền lương và Bảo hiểm xã hội cho cán bộ viên chức.

Ngay cả kinh phí để thanh toán cho các nhà thầu cũng không có theo cam kết của hợp đồng (trong đó có hợp đồng với Công ty Nikken - Sekkei, Nhật Bản) cũng như triển khai công tác khác của dự án, để sẵn sàng khởi công dự án vào năm 2021 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 13.8.2015.

Trước những khó khăn đó, Bộ Xây dựng kiến nghị 2 ý kiến để tháo gỡ vướng mắc.

Đầu tiên là, kiện toàn và tổ chức họp Ban Chỉ đạo Nhà nước xây dựng bảo tàng Lịch sử Quốc gia để nghe các Bộ có liên quan báo cáo tình hình thực hiện cụ thể và chỉ đạo hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hai là, chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan tiếp tục thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 13.8.2015 về Dự án đầu tư xây dựng công trình Bảo tàng lịch sử quốc gia.

(https://laodong.vn/kinh-te/xay-bao-tang-la-can-thiet-nhung-khong-phai-luc-nay-564200.ldo)

Bảo tàng cho ai?

Trong sân Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có cây gạo cổ thụ.

Dự án bảo tàng 11.000 tỷ dở dang: Ngân sách khó kham nổi...

"Chính phủ nên có một quyết định dứt khoát với công trình này, không nên để rơi vào tình trạng bỏ rơi mà nên khóa ...

Bảo tàng 11.000 tỉ đồng: Xây hay dừng hẳn?

Thay vì xây bảo tàng mới, có thể đầu tư, sắp xếp để sử dụng hợp lý các bảo tàng hiện có; ưu tiên ngân ...

Bộ Xây dựng nói về dự án xây dựng bảo tàng 11.277 tỉ đồng

Chiều nay (11.9), Bộ Xây dựng đã phát đi thông cáo báo chí về việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch ...

/ Theo T.Chí/Báo Lao động