Sau lần điều chỉnh giá xăng dầu vào chiều ngày 11/3, mức giá xăng và dầu tại Việt Nam đã cán mức lịch sử, người tiêu dùng miêu tả là những cơn “bão giá xăng dầu”.
Theo đó, dầu diesel 0,05S tăng 3.958 đồng/lít, giá mới tối đa 25.268 đồng/lít; Dầu hỏa giá mới 23.918 đồng/lít, tăng 3.940 đồng/lít; Còn xăng RON 95 tăng 2.990 đồng/lít, lên mức 29.824 đồng mỗi lít; xăng E5 RON 92 tăng 2.910 đồng/lít, lên mức 28.985 đồng mỗi lít.
Mức giá xăng dầu này không khác một cơn bão dìm vận tải vật lộn trong khó khăn bấy lâu nay, đặc biệt đối với vận tải khách. Kể từ khi vận tải được mở cửa trở lại đến nay, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nên lượng khách đi lại giảm đến 60-70% so với thời điểm không có dịch. Tất cả các doanh nghiệp vận tải khách liên tỉnh đều trong tình trạng “chạy cầm chừng” để giữ khách và giữ nốt xe ở bến.
Ông Tạ Long Hỷ, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun Taxi) cho hay, xăng dầu tăng giá nhiều lần từ đầu năm khiến các doanh nghiệp taxi đứng trước sự lựa chọn hoặc tăng giá cước hoặc chấp nhận lỗ.
“Tăng giá cước hay không, tăng như thế nào cho phù hợp đang khiến doanh nghiệp đau đầu nhiều ngày nay. Nếu tăng ít sẽ không bõ công làm các thủ tục để tăng giá cước. Còn nếu tăng cao quá sẽ không có khách”, ông Hỷ nói.
Vận tải khách ngắc ngoải trước cơn bão giá xăng dầu hiện nay |
Cũng theo ông Hỷ, khó khăn nhất là các lái xe khoán, giá xăng dầu cao chăc chắn họ càng chạy càng lỗ. Nếu không tăng giá cước, doanh nghiệp sẽ phải hỗ trợ tiền xăng cho họ. Doanh nghiệp đang điêu đứng vì dịch bệnh, hoạt động lỗ triền miên hàng trăm tỷ đồng, nay xăng dầu tăng sẽ tiếp tục lỗ. Nếu không hỗ trợ, lái xe sẽ không chạy khiến doanh nghiệp thêm khó khăn chồng chất.
Còn ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa Hải Phòng cho biết, xăng dầu chiếm gần 40% cơ cấu giá thành vận tải, xăng dầu càng tăng cao tỷ, lệ này càng lớn và doanh nghiệp không có lãi.
"Trước mắt doanh nghiệp vận tải vẫn tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng và chờ họ điều chỉnh giá cước vận chuyển theo tỷ lệ tăng của xăng dầu. Dù lỗ nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận chạy để giữ thị trường, giữ khách hàng và lái xe và trang trải các chi phí ngân hàng”, ông Tiến nói.
Ông Bùi Danh Liên - Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nhận định, xăng dầu chiếm khoảng 40% chi phí, do vậy việc tăng giá tiếp tục gây khó khăn cho doanh nghiệp vận tải, đặc biệt vận tải hành khách.
Đặc biệt, ông Liên cho hay, các doanh nghiệp vận tải khách vốn đã khó khăn chồng chất do dịch bệnh kéo dài, xe đắp chiếu nhưng vẫn phải cõng nợ ngân hàng thì nay lại gặp bão giá xăng dầu khiến vận tải khách chỉ còn chờ phá sản.
Ông Liên cho rằng, với mức tăng kỷ lục của giá xăng dầu vừa qua thì chắc chắn các doanh nghiệp vận tải, từ vận tải hàng hóa đến vận tải khách sẽ tăng giá cước, đây là điều không thể tránh.
Ông Khúc Hữu Thanh Hải - Giám đốc Công ty vận tải Đất Cảng (Hải Phòng) cho hay, thời gian qua, lượng khách đi lại rất ít ỏi, doanh nghiệp cắt giảm xe, giảm nhân sự để duy trì. Nhưng trong cơn bão xăng dầu, doanh nghiệp càng chạy càng lỗ, thu tiền vé từ khách một chuyến xe không đủ bù chi phí xăng dầu.
Trong khi các doanh nghiệp taxi trên địa bàn Hà Nội đều cho biết, buộc phải tăng giá cước mới có thể cầm cự được qua thời điểm khó khăn này.
“Lượng xe của doanh nghiệp đến thời điểm này mới hoạt động được khoảng 50%, số còn lại vẫn đắp chiếu do khách đi lại rất ít, nhiều lái xe cũng nghỉ việc đi tìm việc khác. Nay xăng dầu liên tục tăng giá, mức xăng đã tiệm cận 30.000 lít nếu không tăng cước thì doanh nghiệp chỉ còn nước bán xe trả nợ rồi đóng cửa”- đại diện một doanh nghiệp taxi lớn trên địa bàn Hà Nội chia sẻ.
Các nước đối phó giá xăng dầu tăng cao thế nào?
Một số nước áp dụng giá trần, một số giảm thuế, phí,... “cho đến khi không chịu được nữa” để đối phó với tình trạng ... |
Chính phủ thông qua đề xuất giảm 2.000 đồng thuế môi trường với xăng dầu
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31 thông qua dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế ... |