WHO kêu gọi các quốc gia phát triển ngừng tiêm mũi thứ 3

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 8/9 kêu gọi các nước dừng tiêm liều tăng cường (liều thứ ba) vaccine Covid-19 cho đến cuối năm nay, khi hàng triệu người trên thế giới còn chưa tiêm liều đầu tiên.

Phát biểu trước báo giới tại Geneva, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết ông cảm thấy sốc trước những bình luận mới đây của một hiệp hội các nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu rằng, nguồn cung vaccine hiện nay đủ để sử dụng cho cả tiêm nhắc lại ở các nước phát triển và tiêm chủng ở các quốc gia đang rất cần vaccine nhưng thiếu hụt nguồn cung.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus muốn các quốc gia phát triển ngừng tiêm vaccine mũi 3
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus muốn các quốc gia phát triển ngừng tiêm vaccine mũi 3

Trước đó, ông Tedros đã kêu gọi các nước giàu “tạm hoãn” các mũi tiêm tăng cường cho đến cuối tháng 9. Tuy nhiên, Israel, Anh, Đan Mạch, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Mỹ đã bắt đầu hoặc đang xem xét kế hoạch tiêm mũi thứ ba cho nhóm dân cư dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người già hoặc những người bị hệ thống miễn dịch kém.“Tôi không thể im lặng khi các công ty và quốc gia đang nắm giữ phần lớn nguồn cung vaccine toàn cầu nghĩ rằng những nước nghèo hơn nên hài lòng với nguồn vaccine ít ỏi còn lại”, ông Tedros nhấn mạnh, đồng thời cho biết thêm các nước thu nhập thấp và trung bình thấp không nên bị coi là “ưu tiên hạng hai hay ba” và “nhân viên y tế, người lớn tuổi và các nhóm dễ bị tổn thương khác của những nước này đều có quyền được bảo vệ”.

Phát biểu từ trụ sở WHO ở Geneva, ông Tedros kêu gọi các nước phát triển và nhà sản xuất ưu tiên liều vaccine thứ nhất cho nhân viên y tế cùng nhóm dân số dễ bị tổn thương ở các nước nghèo hơn, thay vì triển khai tiêm liều tăng cường.

"Chúng tôi không muốn thấy người khỏe mạnh, đã tiêm phòng đầy đủ, nhận thêm liều tăng cường", ông Tedros nói.

Tháng trước, WHO cũng kêu gọi tạm hoãn tiêm liều ba cho đến cuối tháng 9 để giải quyết tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng trong phân phối vaccine giữa các nước giàu - nghèo. Đến ngày 8/9, ông Tedros nhận định tình trạng trên "đã có rất ít thay đổi".

Bất chấp khuyến nghị của WHO, nhiều quốc gia vẫn thảo luận về việc tiêm liều thứ ba, không chỉ cho những người dễ tổn thương mà cho toàn bộ dân số. Lý do đưa ra là biến thể Delta lây lan nhanh chóng có thể làm giảm tác dụng của vaccine.

WHO cho rằng liều bổ sung cần thiết với những người suy giảm miễn dịch, song đối với dân số khỏe mạnh và không bệnh nền, vaccine hiện có hiệu quả ngăn ngừa triệu chứng nặng.

Kate O'Brien, giám đốc chương trình vaccine của WHO, nhận định: "Không có bằng chứng thuyết phục để tiêm đại trà liều tăng cường".

Các quốc gia giàu có
Các nước giàu cũng đã đề nghị tặng một tỷ liều vaccine cho các quốc gia khác

Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đặt hai mục tiêu: mỗi quốc gia tiêm chủng ít nhất 10% dân số từ nay đến cuối tháng 9 và 40% dân vào cuối năm. Tổ chức này kỳ vọng ít nhất 70% dân số thế giới được tiêm chủng vào giữa năm 2022.

Người đứng đầu WHO cho biết ông đã nhận được thông điệp về “sự ủng hộ rõ ràng” từ các bộ trưởng y tế tại cuộc họp của Nhóm G20 đối với cam kết giúp đạt được mục tiêu là tất cả các quốc gia trên thế giới đều có thể tiêm chủng cho ít nhất 40% người dân vào cuối năm nay.

Theo ông Tedros, khoảng 80% trong số 5,5 tỷ liều vaccine được cấp phép trên toàn cầu hiện ở các nước có thu nhập cao.

Các nước giàu cũng đã đề nghị tặng một tỷ liều vaccine cho các quốc gia khác, nhưng chưa đến 15% trong số đó đã “thành hiện thực”. Ông Tedros lưu ý rằng, các nhà sản xuất vaccine đã cam kết ưu tiên cho COVAX, một chương trình do Liên Hợp Quốc hỗ trợ nhằm cung cấp vaccine cho những nước khó khăn trong tìm kiếm vaccine.

“Chúng tôi không muốn nghe những lời hứa suông. Chúng tôi muốn vaccine”, người đứng đầu WHO nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Tedros cho biết hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp đã chứng tỏ năng lực trong việc thực hiện các chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn đối với bệnh bại liệt hay bệnh sởi.

Ông Tedros tỏ ra không hài lòng khi 90% nước phát triển đã đạt mục tiêu thứ nhất, hơn 70% đạt mục tiêu thứ hai và "không một nước thu nhập thấp nào hoàn thành cả hai mục tiêu trên".

Phóng viên (t/h)

https://nghenghiepcuocsong.vn/who-keu-goi-cac-quoc-gia-phat-trien-ngung-tiem-mui-thu-3/?fbclid=IwAR2aTf20AHnHSotM8TaDRLz5I8EqhvsML3le8x1kA9PqNAIGqi231MYaYhk

WHO kêu gọi các nhà sản xuất vaccine tăng nguồn cung cho nước nghèo WHO kêu gọi các nhà sản xuất vaccine tăng nguồn cung cho nước nghèo
Các quốc gia giàu có khiến đại dịch Covid-19 kéo dài Các quốc gia giàu có khiến đại dịch Covid-19 kéo dài
WHO nói gì về việc tiêu diệt hoàn toàn COVID-19? WHO nói gì về việc tiêu diệt hoàn toàn COVID-19?
/ Nghề nghiệp & Cuộc sống