Virus gây COVID-19 nguy hiểm gấp 10 lần H1N1 gây đại dịch toàn cầu năm 2009 - WHO cho biết hôm 13.4.
AFP dẫn lời Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp báo từ Geneva rằng tổ chức này đã không ngừng tìm hiểu về loại virus SARS-CoV-2 đang càn quét toàn cầu, hiện đã giết chết hơn 119.000 người và lây nhiễm hơn 1,9 triệu người.
“Chúng tôi biết rằng COVID-19 lây lan rất nhanh và chúng tôi biết rằng nó gây tử vong gấp 10 lần so với đại dịch cúm A H1N1 năm 2009” - ông Tedros nói.
WHO cho biết 18.500 người đã chết vì H1N1, lần đầu tiên được phát hiện ở Mexico và Mỹ vào tháng 3 năm 2009, nhưng tạp chí y khoa Lancet ước tính số người tử vong là từ 151.700 đến 575.400.
Tạp chí Lancet gộp cả các trường hợp tử vong ước tính ở Châu Phi và Đông Nam Á không được WHO tính.
H1N1, được tuyên bố là đại dịch vào tháng 6 năm 2009, hóa ra không gây tử vong nghiêm trọng như tưởng tưởng. Vaccine H1N1 đã được phát triển, nhưng nhìn chung, phương Tây, đặc biệt là Châu Âu và WHO đã bị chỉ trích vì phản ứng thái quá vào thời điểm dịch cúm hàng năm giết chết khoảng 250.000 đến 500.000 người, theo WHO.
Tổng giám đốc WHO Tedros hôm 13.4 cho biết, một số quốc gia đang gia tăng gấp đôi số ca mắc COVID-19 cứ sau 3-4 ngày, nhưng nhấn mạnh rằng nếu các quốc gia cam kết tìm kiếm các ca nhiễm mới, xét nghiệm, cách ly, điều trị mọi trường hợp, và truy tìm mọi tiếp xúc thì họ có thể kiềm chế virus.
Hơn một nửa dân số hành tinh hiện đang ở nhà trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, nhưng ông Tedros cảnh báo rằng “sự kết nối toàn cầu đồng nghĩa với nguy cơ tái phát và hồi sinh căn bệnh này sẽ tiếp tục”.
Ông Tedros chỉ ra rằng trong khi COVID-19 tăng tốc nhanh chóng, thì nó lại giảm tốc chậm hơn rất nhiều.
Nói cách khác, đường xuống chậm hơn nhiều so với đường lên - ông Tedros nói, nhấn mạnh rằng các “biện pháp kiểm soát phải được dỡ bỏ từ từ và có kiểm soát chứ không không thể diễn ra cùng một lúc”.
“Các biện pháp kiểm soát chỉ có thể được dỡ bỏ nếu các biện pháp y tế công cộng phù hợp được thực hiện, bao gồm cả năng lực đáng kể để truy tìm tiếp xúc với ca bệnh” - ông Tedros nói.
Bất kể những nỗ lực nào được đưa ra, WHO thừa nhận rằng, cuối cùng, việc phát triển và cung cấp một loại vaccine COVID-19 an toàn và hiệu quả là cần thiết để ngăn chặn hoàn toàn lây nhiễm.
Dự kiến phải mất ít nhất từ 12-18 tháng nữa mới có một loại vaccine như vậy.
WHO lên tiếng về các trường hợp dương tính trở lại với COVID-19
Ngày 11.4, WHO cho biết đang xem xét các báo cáo về một số bệnh nhân COVID-19 dương tính trở lại sau xét nghiệm ban ... |
WHO chối việc phớt lờ cảnh báo sớm COVID-19, Đài Loan tung email phản bác
Đài Loan nối dài cuộc khẩu chiến với WHO, đồng thời tiếp tục cáo buộc tổ chức này "chơi chữ " khi đề cập tới ... |
Mỹ tố WHO phớt lờ cảnh báo sớm Covid-19 từ Đài Loan
Mỹ cáo buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt chính trị lên hàng đầu khi phớt lờ cảnh báo sớm về Covid-19 của Đài ... |