\"Vung tay quá trán\" – thói quen chi tiêu lãng phí trong dịp Tết

“Cả năm chỉ 3 ngày Tết” – đó là câu nói cửa miệng của nhiều người khi mạnh tay chi tiêu trong dịp Tết. Có những gia chủ bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua về những cành đào rừng thế “độc”, hay tình trạng mua sắm thừa mứa… rất lãng phí.

vung tay qua tran thoi quen chi tieu lang phi trong dip tet
Một cây đào Nhật Tân "khủng" có giá thuê lên tới 150 triệu đồng. Ảnh: Theo Nhịp sống trẻ.

“Vung tay quá trán” khi mua sắm là "bệnh" của nhiều người trong dịp Tết Nguyên Đán. Không riêng gì các món đặc sản “ngon – độc – lạ”, mà nhiều bà nội trợ khi túi tiền rủng rỉnh, ra đến chợ sẵn sàng bỏ tiền mua những món hàng không cần thiết, chỉ vì “bắt mắt”.

Chị Nguyễn Thị Ngọc (phố Phạm Thận Duật – Cầu Giấy – Hà Nội), thừa nhận: Biết là trong 3 ngày Tết không thể ăn hết chừng đó thịt, cá, bánh, kẹo, trái cây… nhưng nếu không mua nhiều sẽ có cảm giác bất an.

“Năm nào gia đình tôi cũng phải đổ bỏ súp lơ, su hào, trái cây… vì ăn không hết, tiết trời xuân nồm ẩm thực phẩm dễ thiu hỏng. Bao nhiêu lần “rút kinh nghiệm”, nhưng năm nào tôi cũng mua nhiều và phải đổ bỏ, vì nếu không mua lại sợ thiếu” – chị Ngọc bộc bạch.

Có những bà nội trợ, ra đến chợ gặp gì cũng muốn mua: Từ cá cảnh, khay đựng mứt, bát đũa, đến cây cảnh, hoa quả, đôn chậu, lọ độc bình…, khuân về để chật nhà, hết Tết là vứt lăn lóc, rất lãng phí. Với những cách mua sắm này, có nhiều gia chủ mỗi cái Tết tiêu đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn “chẳng đâu vào đâu”.

Anh Dương Minh Thanh (đường Đặng Như Mai – Vinh –Nghệ An) lại có thú vui khác: Sắm những cành đạo độc lạ. Anh chơi đào mê say và cầu kỳ đến mức, phải là những cây hoặc cành đào đá, đào mốc chở từ Lào về, thân còn xù xì “lên men”, bám đầy dương xỉ, rễ cây, rêu tảo…

“Đào càng cằn cỗi, hoa càng to mập và đỏ thắm. Điều quan trọng là từ những “que củi” xù xì mốc thếch, nhưng đến đêm Giao thừa, những cánh đào đỏ thắm sẽ nở bung, báo hiệu một mùa xuân ấm áp, ấm no. Tôi mê đào đến mức, dù có sắm Tết đầy đủ như thế nào, nhưng chưa có cành đào trong nhà, là coi như chưa có Tết, ruột gan tôi cứ chộn rộn” – anh Thanh say mê tâm sự.

Rồi anh chỉ cành đào, cười: Năm nay tôi tiết kiệm, chỉ mua cành đào vài triệu thôi.

Với mức lương hơn chục triệu đồng/tháng của một công chức tại Vinh như anh, chi vài triệu để “chơi” đào trong 3 ngày Tết, cũng là một cách chi “bạo” – mà dưới con mắt nhà báo như tôi, là “lãng phí”.

Theo chuyên gia văn hóa - PGS.TS Phạm Ngọc Trung, việc người dân “hào phóng” chi tiêu trong các dịp Tết xuất phát từ truyền thống ngày Tết phải đủ đầy. Thế nhưng, ngày nay, việc người ta đua nhau để mua sắm cũng tạo ra mặt trái. Mặc dù nhiều người còn khó khăn, thu nhập thấp nhưng Tết đến vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để sắm đồ Tết, đến lúc không sử dụng hết lại bỏ đi gây ra lãng phí.

vung tay qua tran thoi quen chi tieu lang phi trong dip tet

Sáu lời khuyên để cha mẹ dạy con tiết kiệm tiền

Thay vì giữ lì xì đầu năm của trẻ, hãy dạy chúng tự kiểm soát tiền, giảm chi tiêu, tiết kiệm vì mục tiêu lớn ...

vung tay qua tran thoi quen chi tieu lang phi trong dip tet

Tiền lì xì biến Tết trở thành cơn ác mộng của tôi

Năm trước, tôi mừng tuổi cho các cháu bên đằng nhà chồng 200.000 đồng, thế nhưng năm nay, làm ăn thất bát, tôi cố gắng ...

/ Báo Lao động