Vụ truyền bá "vong báo oán" tại chùa Ba Vàng: Đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm!

Ngày 5.6, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện sẽ đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Trao đổi với phóng viên, nhiều đại biểu Quốc hội cho biết cử tri rất quan tâm đến việc xử lý hành vi lợi dụng tâm linh để trục lợi. Thời gian qua, vụ “Thỉnh vong báo oán” tại Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) do Báo Lao Động điều tra đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Việc bà Phạm Thị Yến lợi dụng địa điểm chùa Ba Vàng để truyền bá “vong báo oán”, gọi vong để thu tiền bất chính, chỉ bị phạt 5 triệu đồng về hành vi vi phạm nếp sống văn hóa khiến nhiều ĐBQH cho rằng chưa đủ sức răn đe và đề nghị cần phải xử lý nghiêm.

vu truyen ba vong bao oan tai chua ba vang dai bieu quoc hoi de nghi xu ly nghiem
Loạt bài điều tra về vụ việc tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) đăng trên Báo Lao Động đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

Truyền vong báo oán là mê tín dị đoan

Liên quan đến nhóm vấn đề Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch sẽ trả lời chất vấn, đại biểu Hồ Thị Minh (Đoàn Quảng Trị) cho biết rất quan tâm đến nội dung về công tác quản lý hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và phòng ngừa mê tín dị đoan. Lý do được vị đại biểu này đưa ra là, thời gian qua những vụ việc cúng sao giải hạn, thỉnh vong báo oán tại chùa Ba Vàng đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Những thông tin mà dư luận báo chí phản ánh cũng cho thấy việc lợi dụng hoạt động tâm linh để kinh doanh, trục lợi đang có diễn biến phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý phải quan tâm, vào cuộc, có những giải pháp chấn chỉnh.

“Pháp luật của chúng ta quy định rất rõ mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tuy nhiên gần đây vấn đề lợi dụng tâm linh, tôn giáo để làm những việc như cúng sao giải hạn, thỉnh vong báo oán đã gây bức xúc trong dư luận. Qua những sự việc này, Bộ VHTTDL và các cơ quan liên quan cần phải thấy được trách nhiệm trong việc quản lý hoạt động này.

Ngày xưa, đi chùa vốn không nặng về vấn đề vật chất, thế nhưng bây giờ ở các nhà chùa có những việc khiến cho người đi lễ cảm thấy có việc lợi dụng tôn giáo để kinh doanh. Như vụ việc tổ chức thỉnh vong báo oán tại chùa Ba Vàng cho thấy có sự lợi dụng tôn giáo, niềm tin tín ngưỡng để trục lợi. Con người ta sống kiếp trần thì biết kiếp trần thôi, thế nhưng lại đi phán kiếp trước thế này, kiếp sau thế kia để yêu cầu nộp tiền thỉnh vong. Đây là biểu hiện tuyên truyền mê tín dị đoan. Nếu Bộ VHTTDL, cơ quan chức năng không quản lý tốt, không xử lý quyết liệt thì đây sẽ là vấn đề đáng lo ngại” - đại biểu Hồ Thị Minh nhấn mạnh.

vu truyen ba vong bao oan tai chua ba vang dai bieu quoc hoi de nghi xu ly nghiem

Cũng theo nữ đại biểu, hiện nay vấn đề xử lý hoạt động lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để trục lợi chưa nghiêm, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, dẫn tới việc các đối tượng “nhờn luật”.

“Khi chúng ta đưa ra các chế tài mạnh thì tin chắc rằng những đối tượng như bà Phạm Thị Yến sẽ không dám lợi dụng tôn giáo để hoạt động như vậy nữa. Nếu vụ việc thỉnh vong báo oán ở Chùa Ba Vàng chỉ dừng ở việc xử lý hành chính, phạt 5 triệu đồng với bà Yến, thì chưa đủ sức răn đe”, đại biểu nói. Cũng theo đại biểu Hồ Thị Minh, Bộ VHTTDL cần tham mưu để sửa đổi lại những quy định, có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các đối tượng lợi dụng tôn giáo để trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan, thậm chí cần xử lý hình sự.

Lợi dụng tâm linh để trục lợi là dạng vi phạm mới

Còn đại biểu Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, trong nhóm nội dung Bộ trưởng VHTTDL đăng đàn chất vấn vào ngày 5.6, vấn đề về công tác quản lý hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, phòng ngừa mê tín dị đoan nhận được sự quan tâm của dư luận, cử tri cả nước. Lý do là thời gian qua hoạt động này diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận như vụ việc dâng sao giải hạn, thỉnh vong báo oán…

Ông Thắng nêu thực tế, góc độ chế tài xử lý hoạt động lợi dụng tôn giáo, tâm linh để trục lợi hiện còn chưa thỏa đáng, chưa nghiêm. Nêu quan điểm về việc cơ quan chức năng xử lý việc lợi dụng tâm linh để tổ chức thỉnh vong của bà Phạm Thị Yến ở chùa Ba Vàng, ông Thắng cho rằng việc chỉ xử lý hành chính, cụ thể là phạt 5 triệu đồng - là chưa đủ sức răn đe.

“Với sự việc lợi dụng hoạt động tôn giáo, tâm linh để trục lợi, đây là dạng vi phạm pháp luật mới. Các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý có những lúng túng nhất định. Việc quy định cụ thể để khép hành vi đó vào xử lý hình sự hay xử lý hành chính, trong khi chưa có quy định cụ thể, sẽ gây lúng túng cho cơ quan chức năng. Nhưng qua vụ việc chùa Ba Vàng, đây là cảnh báo, đã đến lúc cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phải quan tâm đến việc quản lý, ngăn chặn hành vi biến tướng, lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi” - đại biểu Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.

Đại biểu Thắng cũng cho rằng, tôn giáo là lĩnh vực khá nhạy cảm, nên cơ quan quản lý một mặt vẫn phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân, một mặt phải ngăn ngừa được những hành vi biến tướng, làm ảnh hưởng quyền lợi của người dân.

“Luật Tín ngưỡng tôn giáo mới ban hành, trong quá trình cụ thể hóa luật bằng văn bản hướng dẫn, tôi kiến nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch với góc độ là cơ quan quản lý nhà nước phải cụ thể hóa để đáp ứng hai yêu cầu trên. Ranh giới tự do tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan rất mong manh, bên cạnh việc hướng dẫn cụ thể cũng phải tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu rõ, có nhận thức đúng đắn về hoạt động được phép trong tự do tín ngưỡng tôn giáo” - ông Thắng nhấn mạnh.

TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam: “Cần xử mức hình phạt cao nhất”

“Tôi cho rằng, mức phạt hành chính như hiện nay chưa đủ để răn đe những người lợi dụng tâm linh nhằm trục lợi, xử phạt xong mà vẫn tiếp tục truyền bá theo chiều hướng biến tướng thành mê tín dị đoan là chuyện khá nực cười. Theo tôi, cần phải truy cứu trách nhiệm theo khung hình phạt của Bộ luật Hình sự, tội như thế nào thì áp dụng xử phạt ở mức nặng nhất. Nếu không xử nghiêm có thể sẽ bùng nổ những việc khác, rất khó kiểm soát. Nếu thiếu kiên quyết, thiếu sự đồng bộ trong công tác quản lý về di tích tôn giáo, tín ngưỡng sẽ khó định hướng cho Phật tử, du khách về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tôn giáo, tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống, cũng như thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc”.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng: “Cần nâng cao dân trí mới mong đẩy lùi nạn mê tín”

“Giải pháp bây giờ chính là nâng cao trình độ của người dân. Không ít người làm chuyện không đúng nhưng chưa bị xử lý nghiêm. Mê tín là con song sinh của tôn giáo, nghĩa là mỗi tôn giáo đều có chánh tín bên cạnh mê tín, chỉ nên xiển dương chánh tín. Bên cạnh việc nâng cao dân trí, các nhà báo cần bỏ nhiều công sức điều tra mạnh hơn nữa, vạch trần những trò bịp bợm và dư luận cũng cần lên tiếng mạnh mẽ...”.

c

vu truyen ba vong bao oan tai chua ba vang dai bieu quoc hoi de nghi xu ly nghiem Bà Phạm Thị Yến tái xuất đăng đàn thuyết giảng: Trụ trì chùa Ba Vàng nói gì?

Sư trụ trì Thích Trúc Thái Minh khẳng định buổi thuyết giảng trên mạng xã hội gần đây của bà Phạm Thị Yến không phải ...

vu truyen ba vong bao oan tai chua ba vang dai bieu quoc hoi de nghi xu ly nghiem Dừng hẳn, không tái khởi động dự án tâm linh Chùa Ba Vàng Quảng Nam

Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường khẳng định, tỉnh Quảng Nam “nói không” với việc tái khởi động dự án chùa Ba Vàng.