Vụ tai nạn máy bay này được coi là thảm kịch đẫm máu nhất lịch sử hàng không khi có tới 520 người chết và chỉ 4 người sống sót.
Chiếc Boeing 747 gặp nạn của hãng hàng không Nhật Bản.
Theo Vintage News, công nghệ hàng không ngày nay đã biến đổi rất nhiều so với giai đoạn đầu thế kỷ 20. Các máy bay được bảo dưỡng cẩn thận hơn và trở nên an toàn hơn.
Nhưng điều đó không có nghĩa là những vụ rơi máy bay thảm khốc không còn xảy ra. Mới đây nhất, một máy bay Boenig 737 MAX 8 của hãng hàng không Ethiopia đâm xuống đất khiến 157 người thiệt mạng.
Sự kiện này làm người ta nhớ đến thảm kịch máy bay rơi năm 1985 khiến 520 người chết. Cho đến nay, vụ tai nạn này được ghi nhận là sự cố liên quan đến một chiếc máy bay thảm khốc nhất lịch sử, với 505 hành khách thiệt mạng và 15 thành viên phi hành đoàn.
Chuyến bay định mệnh mang số hiệu 123 của hãng hàng không Nhật Bản là một chiếc Boeing 747SR, khởi hành từ sân bay Haneda ở Tokyo, đến sân bay quốc tế Osaka.
Bức ảnh hiếm hoi cho thấy những gì bên trong máy bay Boeing 747 trước khi gặp nạn.
Chỉ sau 12 phút cất cánh, trên máy bay xuất hiện nhiều tiếng nổ lớn, phá hủy gần như hoàn toàn phần đuôi thẳng đứng, khiến phi công mất khả năng kiểm soát.
Khoang hành khách bên trong máy bay hạ áp suất đột ngột và các hành khách được yêu cầu đeo mặt nạ dưỡng khí. Vụ nổ khiến hệ thống thủy lực lái trên máy bay bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Máy bay đâm xuống ngọn núi Takamagahara, cách thủ đô Tokyo khoảng 100km.
Cuộc điều tra chính thức sau đó hé lộ những phút cuối cùng của máy bay Boeing 747SR – mẫu máy bay lớn nhất thế giới khi đó. Phi công đã cố gắng giữ cho máy bay tiếp tục ở bên bầu trời trong 32 phút nữa.
Các phi công kỳ cựu sau đó mô phỏng lại sự cố trên máy tập cũng không thể giữ cho máy bay ở trên bầu trời lâu đến như vậy.
Máy bay mất phần đuôi khiến phi công mất khả năng điều khiển.
Theo các chuyên gia, cơ trưởng Masami Takahama với 12.400 giờ bay và cơ phó Yutaka Sasaki, với 4.000 giờ bay, bằng một cách nào đó, đã biết cách điều khiển máy bay trong tình huống khó khăn nhất.
Họ biết rằng khi tăng công suất động cơ, máy bay sẽ hướng mũi lên, còn khi giảm công suất, máy bay sẽ chúi mũi xuống. Cơ trưởng kết hợp với việc tắt, bật động cơ hai bên cánh để máy bay có thể liệng theo hướng mong muốn.
Tuy nhiên, việc hạ cánh máy bay ở nơi trống trải là gần như không thể, vì Nhật Bản bao quanh là núi, với hàng loạt khu dân cư đông đúc. Kết quả là phi công không thể vượt qua ngọn núi Takamagahara.
Đoạn ghi âm buồng lái sau này được công bố, cho thấy hai phi công đã cố gắng đến những phút cuối cùng. Cơ trưởng Takahama nói lời cuối: “Vậy… đây là kết thúc”, ngay trước khi máy bay đâm vào núi.
Hiện trường vụ rơi máy bay thảm khốc ở Nhật Bản năm 1985.
Lời nói này đã ám ảnh nhiều người Nhật Bản trong suốt một thời gian dài. Người ta chỉ nhận diện được phần thi thể cơ trưởng nhờ 5 chiếc răng và một mảnh xương.
Điều thần kỳ là dù máy bay chở 524 người đâm thẳng vào núi, vẫn còn 4 hành khách sống sót. Chính phủ Nhật Bản từng bị chỉ trích nặng nề vì không cho phép quân đội Mỹ thực hiện chiến dịch cứu hộ ngay sau khi máy bay rơi.
Nhật Bản chỉ đưa trực thăng đến hiện trường vào 9 giờ sáng ngày hôm sau, tức là 14 giờ sau khi máy bay đâm vào núi. 4 người sống sót năm đó đều là phụ nữ, ngồi ở những hàng ghế thuộc phần đuôi máy bay.
Yumi Ochiai, 26 tuổi, một nữ tiếp viên không phải làm nhiệm vụ khi đó; Keiko Kawakami, một bé gái 12 tuổi và Hiroki Yoshizaki cùng Mikiko Yoshizaki, hai mẹ con, là những người đã sống sót thần kỳ.
Họ là những người ngồi ở phần đuôi bên trái máy bay và cũng là phần duy nhất của máy bay vẫn còn nguyên vẹn.
Đài tưởng niệm 520 nạn nhân trong thảm kịch máy bay đẫm máu nhất lịch sử.
Trong số những người sống sót, Keiko Kawakami, 12 tuổi, bị thương nặng nhất do các mảnh vỡ đè lên người. Cô bé nằm viện suốt 3 tháng nhưng sau đó đã bình phục hoàn toàn. Điều đáng buồn với Kawakami là cả cha mẹ và em gái đều thiệt mạng.
Sau thảm kịch, Nhật Bản kết luận rằng phần đuôi máy bay đã không được sửa chữa một cách cẩn thận sau sự cố cách đó 7 năm. Dù vậy, hãng hàng không Nhật Bản chưa bao giờ lên tiếng nhận lỗi.
Chủ tịch hãng là Tominaga đã từ chức ngay sau đó, còn kỹ sư trưởng and Susumu Tajima, đã tự sát, trước sức ép từ những lời chỉ trích. Tajima là người đã xác nhận máy bay đủ điều kiện cất cánh.
Vì tính chất nghiêm trọng của vụ tai nạn mà cho đến nay, hãng hàng không Nhật Bản không còn dùng số hiệu 123 cho các chuyến bay khởi hành từ Tokyo đến Osaka.
Công ty cũng chuyển sang dùng máy bay Boeing 767 và 777, thay cho các máy bay Boeing 747 nổi tiếng.
Những điểm giống nhau kỳ lạ vụ rơi máy bay Ethiopia và Lion Air
Boeing 737 MAX 8 mới đối mặt nghi vấn lớn về độ an toàn sau vụ rơi máy bay Ethiopian Airlines làm 157 người thiệt ... |
Lo ngại về an toàn của Boeing 737 MAX sau hai thảm kịch rơi máy bay
Lần thứ hai trong chưa đầy 6 tháng, Boeing 737 MAX 8 lại gây tai nạn chết người, làm dấy lên câu hỏi về an ... |
Rơi máy bay ở Ethiopia: Cùng loại Boeing 737 Max 8 trong vụ Lion Air
Hãng hàng không Ethiopian Airlines xác nhận máy bay gặp nạn là Boeing 737 Max 8, cùng loại với máy bay hãng hàng không Lion ... |
Rơi máy bay ở Colombia, 14 người thiệt mạng
Nguyên nhân vụ tai nạn có thể là do động cơ ngừng hoạt động khiến phi công không thể kiểm soát máy bay. |
Hôn phu qua đời vì máy bay Lion Air rơi, lễ cưới vẫn diễn ra
Vị hôn phu đã nói đùa rằng nếu anh không về thì cô cứ mặc áo cưới và chụp ảnh gửi cho anh, trước khi ... |