Đó là những lời từ ông Chi cục trưởng Chi cục Quản lí thị trường Hà Nội, khiến dư luận đang sôi bỏng trong vụ việc Khaisilk bán hàng giả xuất xứ nguồn gốc lừa đảo người tiêu dùng suốt nhiều năm qua, càng thêm bức xúc.
Cửa hàng Khaisilk sau kiểm tra: Việc tráo đổi mác xuất xứ là do nhu cầu mua cao, do nhân viên... (ảnh: Hải Nguyễn). |
Ông Chu Xuân Kiên - Phó Giám đốc Sở Công Thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội - nói: “Việc này là việc của hai bên chúng tôi với nhau, báo chí có việc gì thì gửi văn bản lên cơ quan tôi. Trách nhiệm của chúng tôi là phải làm ở mức cao nhất, đừng có tranh luận về việc này nữa. Tôi khẳng định rằng chúng tôi đã làm đúng quy định. Chi cục QLTT và PC 46 đã làm việc với nhau và đi đến thống nhất thì đây là việc của chúng tôi”.
Vâng, QLTT làm đúng qui định.
Báo cáo từ Chi cục QLTT lên cấp trên cách đây vài ngày đây: Kết luận sau khi kiểm tra cửa hàng Khaisilk số 113 Hàng Gai (Hà Nội) cho rằng do nhu cầu hàng hóa tăng đột biến vào dịp 20.10 nhân viên cửa hàng đã tự ý mua sản phẩm khăn lụa tơ tằm trên thị trường về cắt bỏ nhãn gốc “Made in China” sau đó khâu nhãn KhaiSilk Made in Việt Nam để bán cho khách hàng.
Tất nhiên với mức giá lên đến 644.000 đồng/chiếc.
Vâng, các ông làm với trách nhiệm ở mức cao nhất.
Những lời chính ông chủ Hoàng Khải nói ra, rằng có đến 50% là sản phẩm lụa nhập từ Trung Quốc, và việc bán lụa Trung Quốc đã diễn ra nhiều năm qua, thì không được tham chiếu cho báo cáo. Để cuối cùng, kết luận trong báo cáo chẳng khác nào như “chấp thuận” việc để Khaisilk đổ lỗi cho nhân viên, những người làm công ăn lương phải dính tội thay cho chủ bỏ túi lợi nhuận “khủng” gấp nhiều lần giá vốn.
Để thấy rõ điều này có thể tham chiếu qua những con số từ Tổng cục Hải quan: Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 4.460 chiếc khăn tơ tằm "Made in China" với mã HS 621410 với giá trị 5.878 USD, tương đương 1,31 USD/chiếc, xấp xỉ 30.000 đồng mỗi chiếc. Mức giá này, còn thấp hơn mức giá mà dân trong nghề cho biết là không quá 50.000 đồng.
Xin thưa ông Chi cục trưởng, vụ việc Khaisilk gian lận thương mại lừa dối khách hàng liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người tiêu dùng. Chủ trương của Nhà nước ta là “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Dân không bàn và không kiểm tra thì có khả năng sẽ có thêm những kết luận “vẽ đường cho hươu” như trên, và bao nhiêu thông tin, dấu hiệu vi phạm của Khaisilk có thể sẽ chỉ đổ lên đầu người lao động làm công ăn lương tại Khaisilk mà thôi.
Trong khi đích thân ông Bộ trưởng Bộ Công Thương – Trần Tuấn Anh nhập cuộc vụ việc Khaisilk một cách quyết liệt và được dư luận người dân rất đồng tình và ủng hộ, thì ông Chi cục trưởng, sau một báo cáo kết luận “đẹp đẽ”, dường như đang không muốn công luận “nhúng mũi” vào thì phải?
Công an Hà Nội chưa nhận được hồ sơ vụ Khaisilk
Lãnh đạo phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và Chức vụ cho biết đến sáng 2-11 chưa nhận được ... |
Đề nghị cấm xuất cảnh ông chủ Khaisilk: Tin bịa đặt lan tràn
Một số trang tin không rõ nguồn gốc đang tung tin bịa đặt việc “phong tỏa toàn bộ khối tài sản mà Tập đoàn Khaisilk ... |
Vụ Khaisilk: Hội Bảo vệ người tiêu dùng và Cục Quản lý thị trường đang làm gì?
Câu hỏi đặt ra sau vụ Khaisilk mua khăn Trung Quốc gắn mác Made in Vietnam bán cho người tiêu dùng chính là vai trò ... |
Vụ Khaisilk: Kiểm tra công ty ông Hoàng Khải góp 99% số vốn
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Công ty TNHH Khải ... |
(https://laodong.vn/dien-dan/vu-khaisilk-sao-chi-la-viec-cua-hai-ben-sao-lai-dung-co-tranh-luan-nua-573658.ldo)