Vụ bé trai bị bố, mẹ kế hành hạ: Mẹ ruột 2 năm không gặp con do \"tin tưởng chồng\"

Liên quan đến vụ bé 10 tuổi bị bố ruột và mẹ kế bạo hành khiến bé phải bỏ trốn, TS Thu Hương cho rằng, tâm lý "tin tưởng chồng" quá mức đã dẫn đến việc mẹ ruột 2 năm không thăm con.

vu be trai bi bo me ke hanh ha me ruot 2 nam khong gap con do tin tuong chong

Mẹ ruột bàng hoàng không nhân ra con sau 2 năm không gặp

Nói về việc người mẹ ruột trong vụ bé 10 tuổi bị bạo hành vừa qua, tại sao 2 năm không gặp con, TS Vũ Thu Hương (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, có hai trường hợp xảy ra trong tình huống này. Trường hợp thứ nhất có thể là do người mẹ này thực sự không quan tâm đến con cái sau ly hôn. Trường hợp thứ 2 là do người vợ quá tin tưởng người chồng, người mà mình đã từng yêu thương, đã từng chung sống.

“Thường tâm lý của người vợ hoặc chồng sau ly hôn vẫn luôn tin rằng đối phương sẽ đối xử tốt với con cái dù thế nào. Và tôi nghiêng về trường hợp thứ 2 hơn”, TS Thu Hương nói.

Cũng theo TS Thu Hương, việc bố mẹ bạo hành con cái dẫn đến tổn thương nặng nề cho con hơn rất nhiều so với việc trẻ bị người ngoài bạo hành. Bởi lẽ, điểm yếu nhất của trẻ là tình thương dành cho bố mẹ cho nên trẻ luôn bị giằng xé, có thể rất muốn tố cáo bố mẹ khi bị bạo hành, nhưng lại không dám tố cáo hoặc không muốn làm bố mẹ tổn thương.

“Trẻ sinh ra hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ, khi đã lớn lên, dù không cần phải phụ thuộc vào bố mẹ nữa nhưng sự dựa dẫm đã trở thành bản năng. Bản năng này sẽ kéo dài cho đến tận khi bố mẹ qua đời. Vậy nên khi trẻ bị bố mẹ bạo hành thì đó sẽ là sự tổn thương lớn nhất của đời người”, TS Thu Hương phân tích.

Một loạt các vụ bạo hành trẻ em do chính bố ruột và mẹ kế gây ra trong thời gian vừa qua, khiến cho dư luận không khỏi phẫn nộ và cho rằng, việc bố mẹ ly hôn chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị hành hạ. Tuy nhiên theo TS Thu Hương, đó không phải là nguyên nhân cho tình trạng bạo hành trẻ mà vấn đề nằm ở chỗ sau khi ly hôn, người cha và người mẹ có thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình với con hay không.

"Từ trước đến nay, mọi người vẫn nghĩ rằng việc bố mẹ chia tay là một điều vô cùng khủng khiếp đối với con cái, tuy nhiên sự thật không phải như vậy", TS Hương nói. Chính sự mâu thuẫn, sự không yêu thương nhau giữa bố và mẹ khi còn chung sống mới là điều khiến cho con cái tổn thương, bởi lúc đó, đứa trẻ sẽ không biết bấu víu vào ai, bênh vực ai trong hai người mà con cùng yêu thương.

“Qua theo dõi tâm lý, tôi nhận thấy, đối với những đứa trẻ bố mẹ ly hôn, ban đầu trẻ cũng buồn nhưng nỗi buồn đó nhanh chóng qua đi. Thậm chí, sau đó, tâm lý của trẻ còn vui tươi hơn so với khi bố mẹ còn sống chung với nhau, thường xuyên cãi cọ nhau”, TS Hương phân tích.

vu be trai bi bo me ke hanh ha me ruot 2 nam khong gap con do tin tuong chong Tù giam và bản án lương tâm sẽ trừng phạt người cha, mẹ kế ác hơn cả hổ dữ

Hành vi bố ruột, mẹ kế hành hạ con mình là bé T.G.K đã xâm phạm một loạt các quy định của pháp luật, vi ...

vu be trai bi bo me ke hanh ha me ruot 2 nam khong gap con do tin tuong chong Bé trai bị bố ruột, mẹ kế hành hạ: Chúng ta làm được gì, ngoài nước mắt?

Liên tiếp trong thời gian qua, xảy ra hai vụ bạo hành trẻ em nghiêm trọng, đều xuất phát từ mối quan hệ mẹ kế ...

/ Lao động