Mới đây, cơ quan chức năng kêu gọi những ai bắt giữ cán bộ ở Đồng Tâm ra đầu thú, đồng thời đảm bảo không bắt, giam giữ họ. Chuyên gia pháp lý nói gì về việc này?
Liên quan đến vụ hủy hoại tài sản, bắt giữ người trái pháp luật tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, hồi trung tuần tháng 4, hiện nay, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã có thư kêu gọi các cá nhân liên quan vụ án ra đầu thú.
Hình ảnh các cán bộ bị giam giữ ở nhà văn hóa thôn Hoành được thả chiều 22/4
Đồng thời cả phía cơ quan điều tra và VKSND Hà Nội cho biết sẽ không bắt, giam giữ người tự thú, đầu thú và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tự thú, đầu thú theo quy định của pháp luật.
Qua vụ án này, để giải đáp vướng mắc của người dân thế nào là tự thú và đầu thú, luật sư Lương Quang Tuấn – Trưởng văn phòng luật sư An Thái (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), nguyên là Kiểm sát viên vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án trật tự - xã hội thuộc VKSND Tối cao, cho biết hai khái niệm tự thú và đầu thú đã được quy định rất cụ thể tại Mục 7, Phần I Công văn số 81/2002 của Tòa án nhân dân Tối cao.
Luật sư Lương Quang Tuấn – Trưởng văn phòng luật sư An Thái
Theo đó, “tự thú” là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện.
"Đầu thú" là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, luật sư Lương Quang Tuấn khẳng định "tự thú" và "đầu thú" là hai hành vi hoàn toàn khác nhau. Và là yếu tố quan trọng, quyết định đến TNHS của người phạm tội. Việc áp dụng làm tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp tự thú và đầu thú được quy định như sau:
Theo quy định tại điểm o, khoản 1, Điều 49, Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 người phạm tội tự thú sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và không có quy định đầu thú là tình tiết giảm nhẹ. Nhưng khoản 2, Điều 46 có quy định: “Khi quyết định hình phạt, tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”.
Áp dụng trong vụ án ở Đồng Tâm, việc người phạm tội đầu thú có thể được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Khoản 2, Điều 46, Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Luật sư Tuấn nói thêm, đến nay chưa có văn bản pháp quy nào hướng dẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội đầu thú. Do đó để hướng dẫn các vấn đề về nghiệp vụ đảm bảo cho việc áp dụng các quy định một cách thống nhất, Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn cụ thể trong Công văn số 81/2002 như sau: Nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng khoản 2, Điều 46, Bộ luật hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Tuy nhiên, cần chú ý là, trong trường hợp này, nếu người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1, Điều 46, Bộ luật hình sự năm 1999.
Công an Hà Nội kêu gọi người bắt giữ cán bộ ở Đồng Tâm đầu thú
Cơ quan điều tra và VKSND Hà Nội cho biết sẽ không bắt, giam giữ người tự thú, đầu thú và bảo đảm quyền, lợi ... |
Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng gửi giấy triệu tập ông Lê Đình Kình
Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng có giấy triệu tập ông Lê Đình Kình, đại diện người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện ... |
http://www.nguoiduatin.vn/vu-bat-giu-can-bo-o-dong-tam-nguoi-ra-dau-thu-duoc-loi-gi--a342610.html