Sau Tết các mẹ ngồi nhẩm tính, đa phần các gia đình đều có mức chi tiêu khoảng từ 25 tới 20 triệu đồng. Cá biệt có những gia đình có mức chi tiêu cả trăm triệu đồng tháng. Nhiều gia đình đã phải than trời vì túi cháy sau khi chi tiêu tẹt ga.
Khắp các diễn đàn trên mạng, nhiều bà mẹ trẻ lên mạng than thở về việc chi tiêu phóng khoáng, sau Tết cháy ví. Chị Nguyễn Thị Lan (Thanh Hoá) đã chi tiêu cả trăm triệu đồng. Hầu hết là chi tiêu mua sắm ti vi, tủ lạnh, rồi biếu hai bên nội ngoại, tiền lì xì.
“Vợ chồng mình đi làm xa, tận Sài Gòn, cả năm mới có 1 ngày về quê ăn Tết về không quà cáp, không biếu xén thì cũng ngại. Bởi vậy, vợ chồng con cái đã phải cắt phép trước 5 ngày để về quê chuẩn bị. Mua tặng bố mẹ đẻ mình cái tủ lạnh thì cũng phải mua tặng bố mẹ chồng cái tivi. Rồi còn bánh trái, hoa quả…” – chị Lan kể.
Sau Tết các mẹ lên diễn đàn than trời vì cháy túi. Ảnh: Chụp màn hình
Thêm vào đó, chồng mình năm nay lại lên sếp, chưa gì bố mẹ chồng mình đã quảng cáo khắp họ hàng là năm nay con trai lên phó tổng giám đốc, lương cả nghìn đô, vợ chồng còn mua xe hơi. Ông bà nói thế không lẽ về quê lại không biếu họ hàng được tấm bánh đồng quà, lì xì con cháu vài trăm.
Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng hết 6 ngày Tết chị nhẩm tính qua đã chi tiêu hết hơn 100 triệu đồng. Đấy là chưa kể tiền tàu bay, mua sắm đồ cho con cái. Tính cả có lẽ đã lên tới 150 triệu đồng. Chưa hết Tết, chưa vào lại Sài Gòn để làm việc mà chị đã phải quẹt vay thẻ tín dụng để lấy tiền thanh toán vé tàu bay.
Cùng chung cảnh chi vượt thu, mới tính toán qua gia đình chị My Hoàng ở Hà Nội cũng đã chi tiêu hết hơn 120 triệu. Đó mới chỉ là khoản lớn tính được, riêng khoản lặt vặt chưa tính được cũng mất vài chục triệu. “Chồng cầm về đưa cho 150 triệu tiêu Tết thế mà giờ trong túi còn có hơn chục triệu. Tiền mừng tuổi thì hết tầm 20 triệu, chưa kiểm lại tiền mọi người mừng con nhưng hoà là may. Xác định là lại phải cày thôi” – chị My Hoàng nói.
Còn chị Nguyễn Thu Hà (Tứ Kỳ, Hải Dương) thì than thở: “Hai vợ chồng nghèo, làm công nhân, tính cả lương, cả thưởng chưa được nỗi 15 triệu đồng. Ấy thế mà Tết vợ chồng mình mừng tuổi 4 triệu đồng, sửa xe hết 4 triệu, chưa kể quà cáp, tiền xe cộ đi lại. Tính ra đã âm, tiền cháy ví”.
Do không biết cân đối tài chính mà nhiều gia đình lâm vào cảnh "cháy ví" khi chưa hết Tết. Ảnh: I.T
Nhiều bà mẹ khác cũng chung cảnh “cháy ví” sau Tết. Chị Thuý Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng kêu than: “Tích mãi, tích mãi, chỉ một cái Tết là tiêu hết sạch tiền tích cóp. Năm nay về quê nội, ngoại ở xa tận Thanh Hoá, Nam Định thế nên tiêu hết 50 triệu. Chưa hết Tết mà đã hết tiền”.
Còn anh Nguyễn Văn Quang (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) thì cho rằng, có chừng đó tiền, ai tiêu hết trước thì ngừng tiêu sớm, chưa tiêu hết thì phải tiêu bằng hết. “Đùa thôi, chứ năm nay vợ mình chỉ cắt cho 2/3 tiền lương thưởng. Vợ mình nói, tiêu hết chừng đó là hết Tết, chồng muốn có tiền thì đi làm sang năm tiêu tiếp. Khoản tiền còn lại vợ mình nói là để dự phòng. May mà có vợ chứ không năm nào hết Tết là cũng chết đói” – Quang nói.
"Vung tay quá trán" – thói quen chi tiêu lãng phí trong dịp Tết
“Cả năm chỉ 3 ngày Tết” – đó là câu nói cửa miệng của nhiều người khi mạnh tay chi tiêu trong dịp Tết. Có ... |
Hoa mắt, chóng mặt vì những khoản chi tiêu: Lý do vì sao phụ nữ “sợ Tết”
Lên kế hoạch chi tiêu, biếu tiền nội ngoại, mua sắm thực phẩm, tính toán lì xì ngày Tết vốn là những nỗi lo sợ ... |