Theo Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2019, tổng trị giá xuất khẩu ước tính đạt 24,5 tỉ USD, tăng 6,6.
Trong báo cáo về tình hình công tác tháng 8 năm 2019, Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 8, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 47,3 tỉ USD, tăng 3% so với tháng trước. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước tính đạt 24,5 tỉ USD, tăng 6,6% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 22,8 tỉ USD, giảm nhẹ 0,6%.
Theo đó, với kết quả ước tính trên thì trong 8 tháng qua, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam dự kiến đạt 336,56 tỉ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước tính đạt 169,98 tỉ USD và tổng trị giá nhập khẩu ước tính đạt 166,58 tỉ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8 ước tính thặng dư tới 1,7 tỉ USD. Như vậy, tính chung trong 8 tháng, cả nước xuất siêu hơn 3,4 tỉ USD.
Việt Nam đạt mức xuất siêu ấn tượng 3,4 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2019. |
Trong 8 tháng có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỉ USD, chiếm 89,1% tổng kim ngạch nhập khẩu. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là thị trường EU, Trung Quốc, ASEAN...
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công Thương cũng đánh giá tình hình xuất khẩu thời gian qua của Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng. Điều này được lý giải từ việc các doanh nghiệp đã biết tận dụng những ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: CPTPP.
Trong một báo cáo vào đầu tháng 8/2019, Bộ Công Thương cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong 7 tháng đầu năm tăng cả hai chiều, đạt 288,48 tỷ USD, tăng 7,9%. Như vậy, trong 7 tháng, Việt Nam xuất siêu 1,8 tỷ USD.
Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cũng đưa ra những chỉ số ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2019, về cơ bản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP có tăng trưởng, trong đó một số thị trường ghi nhận mức tăng trưởng lớn như Canada (tăng 32,9%), Mexico (tăng 23,4%). Ngoài ra, có những mặt hàng đạt mức tăng trưởng vượt bậc so với giai đoạn chưa có Hiệp định CPTPP như máy móc, thiết bị, phụ tùng có mức tăng gần 125% sang Canada, điện thoại và linh kiện tăng hơn 331% sang Mexico.
Một kết quả khảo sát từ Bộ Công Thương về mức độ quan tâm CPTTP của các doanh nghiệp cho thấy, có tới 26% doanh nghiệp tìm hiểu CPTPP nhưng vẫn còn hơn 70% doanh nghiệp chưa rõ về CPTPP.
Bộ Công Thương nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, cuộc chiến thương mại Mỹ và Trung Quốc đang diễn biến ngày càng phức tạp, doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục tận dụng lợi thế từ việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong việc đa dạng hóa bạn hàng thương mại, tránh phụ thuộc vào một thị trường, và quan trọng nhất hiện nay là tăng cường tính chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu, nắm rõ các thông tin, cam kết cụ thể trong các hiệp định này để có kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp.
Ảnh: Nhộn nhịp làng sản xuất siêu xe chở ông Công ông Táo |
Đề xuất 'siêu dự án du lịch tâm linh' 15.000 tỷ ở chùa Hương |
Xuất siêu của Việt Nam lên con số kỷ lục 6,32 tỷ USD |