Việt Nam học Mỹ kỹ năng ứng phó sự cố nguồn phóng xạ

Tại khóa đào tạo do chuyên gia Mỹ giảng dạy, học viên được học cách xây dựng kế hoạch, kỹ năng ứng phó với sự cố.

Ngày 15-18/5, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ, phối hợp với Văn phòng An ninh nguồn phóng xạ thuộc Bộ Năng lượng Mỹ (US.DOE) tổ chức khóa đào tạo về ứng phó sự cố an ninh nguồn phóng xạ.

Học viên tham gia là cán bộ thuộc Bộ Công an, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Sở Khoa học và Công nghệ, cơ sở bức xạ... Đây là những cơ quan đầu tiên có trách nhiệm tiếp cận và ứng phó khi xảy ra sự cố an ninh nguồn phóng xạ.

Chương trình đào tạo tập trung phân tích các nguy cơ bức xạ đối với lực lượng ứng phó đầu tiên tiếp cận, mối đe dọa, cách xây dựng kế hoạch, kỹ năng ứng phó tại địa điểm xảy ra sự cố.

viet nam hoc my ky nang ung pho su co nguon phong xa
Lực lượng chức năng thực hành diễn tập ứng phó sự cố mất nguồn phóng xạ tại Thái Nguyên năm 2016. Ảnh: Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên.

Để đảm bảo an toàn nguồn phóng xạ, Bộ Khoa học và Công nghệ từng nhiều lần tổ chức các khóa đào tạo tương tự. Năm 2015, Bộ đã ban hành thông tư số 13 về hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, quy định nguồn phóng xạ sử dụng trong thiết bị chụp ảnh công nghiệp di động phải gắn định vị.

Tuy nhiên, đến nay chỉ có Thái Nguyên chủ động thực hiện với 37/80 nguồn phóng xạ được gắn chip quản lý. Còn lại hầu hết địa phương phản ánh thiết bị định vị phải mua từ nước ngoài với giá quá cao (khoảng 50 triệu đồng/thiết bị định vị), nhiều đơn vị không có khả năng đáp ứng.

Bộ khoa học và Công nghệ đã đặt hàng Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu và phát triển hệ thống quản lý, giám sát từ xa các nguồn phóng xạ theo thời gian thực. Thiết bị có hệ cảm biến, giám sát, đảm bảo việc cung cấp thông tin về hệ thống chứa phóng xạ đang làm việc hoặc di chuyển. Tuy nhiên, nó lại không đạt yêu cầu vì pin chỉ được một đến hai ngày, trong khi cần đến một tuần.

Ngày 25/5/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 05 dừng một phần hiệu lực của thông tư số 13. Theo đó, không bắt buộc các đơn vị phải gắn chip định vị đối với nguồn phóng xạ di động đang sử dụng.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ từng khẳng định sự cố mất nguồn phóng xạ khi đã xảy ra luôn gây tốn kém lớn do phải huy động nhiều người cùng các lực lượng chức năng để tìm kiếm, xử lý. Do đó, việc đảm bảo an toàn luôn phải đặt ở mức cao nhất để người dân yên tâm.

Theo Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, đến cuối năm 2016, cả nước có 1.121 cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ với tổng số 3.932 nguồn. Từ năm 2003 đến 2016 Việt Nam có 7 vụ mất nguồn phóng xạ, gồm:

- 12/2003 tại Nhà máy xi măng Việt Trung.

- 5/2004 tại Viện Công nghệ Xạ hiếm (Hà Nội).

- 5/2006 tại Viện Công nghệ Xạ hiếm (Hà Nội).

- 7/2006 tại Nhà máy Xi măng Sông Đà.

- 12/2007 tại Công ty TNHH Alpha.

- 9/2014 tại Công ty Apave.

- 3/2015 tại Nhà máy Xi măng Pomina 3.

viet nam hoc my ky nang ung pho su co nguon phong xa

Nhà máy Chernobyl 32 năm sau thảm họa hạt nhân ám ảnh thế giới

Bóng ma hạt nhân vẫn ẩn hiện bên trong nhà máy Chernobyl, hơn ba thập kỷ sau thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch ...

viet nam hoc my ky nang ung pho su co nguon phong xa

Tướng Mỹ cảnh báo tên lửa Nga có thể phóng xa chưa từng thấy

Tư lệnh Mỹ cho rằng phạm vi hoạt động của các tên lửa chiến lược Nga đã được mở rộng đáng kể.

https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/viet-nam-hoc-my-ky-nang-ung-pho-su-co-nguon-phong-xa-3748946.html

/ vnexpress.net