Việc học ở nước ta

Trước đây hệ thống giáo dục phổ thông của nước ta là hệ thống trường công lập, dù nhiều nơi còn tranh, tre, nứa, lá nhưng chúng ta đảm bảo cho học sinh đủ trường học công lập.

Chạy trường

Chủ tịch Hồ Chí Minh có khát vọng cháy bỏng là: Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Cách mạng thành công, Người yêu cầu các cấp chính quyền thực hiện hai nhiệm vụ: diệt giặc đói và diệt giặc dốt. Chính điều này mà thế giới nhìn thấy sự vĩ đại của Người.

Sau năm 1954, cả miền Bắc tập trung xây dựng trường học, từ vỡ lòng cho đến đại học. Người lớn không có điều kiện đến trường thi học bình dân học vụ, người biết chữ dạy người chưa biết chữ. Các trường sư phạm 7+1 (dạy cấp 1), 7+2 (dạy cấp 2) mở ra ở các địa phương, đào tạo giáo viên cho miền xuôi và miền núi. Hàng nghìn giáo viên đến vùng sâu vùng xa mang cái chữ đến với các em nhỏ.

Những năm sau đó, mục tiêu giáo dục của Nhà nước ta cứ tăng dần từ xóa nạn mù chữ, đến phổ cập giáo dục phổ thông cấp I (nay là Tiểu học), đến phổ cập giáo dục phổ thông cấp II (nay là Trung học cơ sở) và hiện nay đang cố gắng phổ cập giáo dục Phổ thông trung học.

viec hoc o nuoc ta
 

Trước đây hệ thống giáo dục phổ thông của nước ta là hệ thống trường công lập, dù nhiều nơi còn tranh, tre, nứa, lá nhưng chúng ta đảm bảo cho học sinh đủ trường học công lập. Đến khi cải cách mở cửa, ta bắt đầu cho thành lập hệ thống trường tư thục cả ở bậc phổ thông lẫn đại học. Kinh doanh giáo dục trở thành ngành kinh doanh có lợi nhuận lớn, không chỉ người trong nước mà cả người nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam mở trường với học phí rất cao, chỉ có người giàu mới cho con vào học được. Lương công chức ba năm mới đủ cho con học một năm.

Trong khi đó, hệ thống trường công lập, nhất là ở các thành phố lại phát triển chậm chạp không đủ chỗ cho học sinh ngay tại Hà Nội. Nhiều quận dân số đông bằng 3, 4 huyện nhưng lại chỉ có 2 trường Trung học phổ thông (THPT) công lập. Còn ở các huyện đồng bằng phổ biến là có 3 trường THPT. Vì thế hàng năm học sinh trung học cơ sở quá vất vả trong việc thi vào trường công lập. Nạn chạy trường chạy lớp ngay từ lớp 1 đã là nỗi ám ảnh của tất cả các gia đình Việt Nam.

Phần Lan là nước đứng đầu thế giới về giáo dục phổ thông, trong khi Mỹ được xếp thứ 26. Một người Mỹ đã đến Phần Lan để tìm hiểu, và ông ta rất ngạc nhiên khi biết rằng ở Phần Lan, giáo dục phổ thông chỉ có trường công lập, không có trường tư, không có trường chuyên. Chất lượng giảng dạy ở tất cả các trường đều ngang nhau, nên người dân Phần Lan không lo chọn trường phổ thông cho con, họ chỉ quan tâm đến chọn trường gần nơi cư trú.

Sự ưu việt của chế độ ta ngay từ đầu đã là giáo dục, là diệt giặc dốt, là ai cũng được học hành. Nhưng hiệu nay việc học lại cứ phải lo chạy trường, chạy lớp. Đất dành cho xây trường học rất khó khăn, nhưng đất để cho đại gia xây nhà kinh doanh thì mọc lên như nấm. Mặt đường Hoàng Ngân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có khu đất được thông báo để xây trường tiểu học, cư dân ở đây chờ đợi nhiều năm, nhưng nay đã thành bãi đỗ xe.

Mùa hè đỏ lửa

Việc học đã vậy, còn việc thi thì sao?

Không phải ngẫu nhiên mà cả phụ huynh lẫn học sinh đều sợ mùa hè, gọi là mùa hè đỏ lửa. Vì nó cộng cái nóng hầm hập của mùa hè và cái không khí bức bối của mùa thi thành mùa hè đỏ lửa.

Chỉ có ở Việt Nam mới có chuyện thi vào lớp 1. Dù chưa đi học, các em còn như tờ giấy trắng đã bị phân loại giỏi – dốt, sang – hèn (với trường hợp phải chạy tiền). Suốt mấy năm học Tiểu học, dù được kiểm tra, đánh giá là từ học lực trung bình trở lên, các em vẫn phải thi vào Trung học cơ sở. Mức độ khốc liệt của thi cử cứ tăng dần! Đến thi vào Trung học phổ thông thì không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cũng hàng tháng trời mất ăn mất ngủ. Trường gần nhà không vào được, có phụ huynh đành phải đưa con đi học xa hàng chục cây số. Rồi tiếp đến là thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, kể từ khi bỏ thi đại học mà lấy kết quả thi THPT để xét vào các trường đại học thi đây thực sự là nỗi kinh hoàng trong những ngày hè nóng bức.

viec hoc o nuoc ta
 

Đề thi thường khó hơn chương trình các em vẫn học, không có tính nhân văn. Tại sao những người ra đề không học những người ra câu hỏi ở chương trình “Ai là triệu phú”? 5 câu đầu thường rất dễ, ai cũng có thể vượt qua để tự tin thi tiếp phần sau, mức độ khó cứ tăng dần. Tại sao trong bài thi tốt nghiệp THPT không có những câu hỏi dễ, vừa sức để các em sức học trung bình có thể làm được, để các em có đủ tự tin về số điểm khi bước vào đời dù không vào được đại học. Còn những câu hỏi khó vừa và rất khó để phân loại điểm thi khá, giỏi đối với những học sinh học lực từ khá trở lên, đó là căn cứ để các trường đại học xét tuyển.

Ngay môn thể dục, các em phải học đủ các môn với tiêu chí đánh giá giống nhau. Vì thế em cao 1m70 và em cao 1m40 cùng phải nhảy qua một chiều cao, chiều dài giống nhau. Nhiều sinh viên không tốt nghiệp vì vẫn nợ môn thi thể dục – thể thao. Ở các nước, thể dục là bắt buộc, còn thể thao, các em bắt buộc phải chọn một môn nhưng phù hợp với khả năng và sức khỏe của mình. Ở Việt Nam, trường đại học Tôn Đức Thắng đã phá lệ bằng các buộc các sinh viên phải học môn bơi, các thầy ở đây cho rằng sinh viên vùng sông nước mà không biết bơi thì rất nguy hiểm cho cuộc sống.

Cách thi như hiện nay còn kéo theo hệ lụy về sự gian lận, gian lận trong phòng thi, gian lận khi chấm thi. Không nước nào mà kỳ thi THPT lại phải dùng đến nhiều lực lượng, kể cả công an để chống gian lận. Đạo đức đã suy đồi ngay từ trong nhà trường thì thật là mối nguy cho quốc gia.

Giáo dục và đào tạo phải đi từ thực tế cuộc sống, vừa bồi dưỡng kiến thức vừa bồi dưỡng nhân cách, phải coi trong tính nhân văn trong giáo dục, đào tạo. Cách học, cách thi ở nước ta vẫn đang trong thời kỳ báo động, đến bao giờ mới được báo yên.

Hoàng Hữu Lượng

Theo SKMT

viec hoc o nuoc ta

Gian lận thi cử vẫn còn "đất sống" ở kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019?

Việc thí sinh ở Phú Thọ mang điện thoại vào phòng thi để tuồn đề ra ngoài nhờ người giải hộ khiến dư luận lo ...

viec hoc o nuoc ta

'Không cần du học để giỏi tiếng Anh'

Theo Giám đốc Quốc gia Cambridge Assessment English, nhiều người giỏi ngoại ngữ nhờ chủ động thực tập các kỹ năng, chứ không chỉ chờ ...

viec hoc o nuoc ta

Lạng Sơn lên tiếng việc Học viện An ninh muốn rà soát lại thí sinh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định ủng hộ Học viện An ninh nhân dân tiến hành rà soát, đối chiếu điểm thi ...