Năm 1946, trả lời các nhà báo nước ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Chín năm kháng chiến chống Pháp tuy điều kiện còn rất khó khăn nhưng việc học ở vùng kháng chiến được đặc biệt chú ý, bắt đầu hình thành hệ thống giáo dục của chế độ mới có đủ các cấp học.
Sau năm 1954, miền Bắc bước vào xây dựng chế độ mới việc học được đảng và nhà nước ta đặc biệt chú ý. Ngay năm 1945 sau khi giành chính quyền, Hồ Chủ tịch đã thực hiện ngay việc giệt giặc đói và giệt giặc dốt, vì theo người “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Cả nước rầm rộ xây trường học từ các cấp từ mẫu giáo đến các bậc phổ thông và hệ thống các trường đại học, từ miền núi đến đồng bằng. Đối với người lớn tuổi mù chữ là phong trào mở lớp bình dân học vụ. Cả nước ai ai cũng được học, phải học. Người lớn đi chợ phải đọc được chữ viết ở cổng mới được vào chợ.
Tên các cấp học là trường phổ thông cấp I, phổ thông cấp II, phổ thông cấp III lúc đó là mong ước là mục tiêu phổ cập (phổ thông) việc họ từ cấp I đến cấp III cho tuổi trẻ.
Chỉ trong vòng mười năm nước ta đã có lớp thanh niên có học, nhờ đó mới xây dựng được các nhà máy, việc nghiêm cấm, khoa học- kỹ thuật được áp dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống.
Bộ đội ta trong kháng chiến chống Pháp khi nhập ngũ phần lớn còn chưa hết chữ, các đơn vị vừa chiến đấu vừa tổ chức học chữ, học văn hóa cho bộ đội.
Đến kháng chiến chống Mỹ, nhờ giáo dục chúng ta có một lớp bộ đội có học, phần lớn là đã học cấp II, một bộ phận đã học cấp III và đại học. Chính vì thế mới sử dụng được các khí tài hiện đại, xây dựng được các quân binh chủng kỹ thuật. Bộ đội radar tên lửa được tuyển là các thanh niên đã học từ lớp 9 trở lên. Chính nhờ giáo dục đã góp phần quan trọng, thậm chí quyết định để chúng ta thắng Mỹ, một cường quốc về hàng đầu khoa học- kỹ thuật.
Sau năm 1975, trong chiến lược xây dựng nông thôn mới là tiêu chí rõ ràng: Điện, đường, trường, trạm, trong đó trường, trạm (giáo dục y tế) là thể hiện tính ưu việt đặc biệt của chế độ ta.
Các tỉnh miền núi tuy còn khó khăn nhưng đã có đủ hệ thống trường, điểm trường, nội trú …không chỉ nhà nước đầu tư mà nhiều tổ chức cá nhân cũng nhiệt tình đóng góp xây dựng trường học cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn.
Ở các tỉnh đồng bằng hệ thống trường học được xây dựng khang trang, là tiêu chí thi đua của các địa phương.
Cho đến nay ở các vùng nông thôn, 100% học sinh tiểu học và trung học cơ sở được học ở các trường công lập, hơn 90% học sinh trung học phổ thông được học các trường công lập, số còn lại học ở trung tâm giáo dục thường xuyên (cũng là công lập).
Buồn thay, mấy ngày hôm nay báo chí liên tục đưa tin buồn về việc học ở Thủ đô Hà Nội.
Hình ảnh các bậc phụ huynh chen lấn xô đẩy nhau, chửi nhau để nộp hồ sơ cho con vào lớp 1 công lập. Học sinh trung học cơ sở vất vả thi cử với hy vọng được vào Trung học phổ thông và các bậc phụ huynh thì mất ăn, mất ngủ nếu con không được học trường công lập.
Ở các huyện của các tỉnh đồng bằng quanh Hà Nội, dân số chỉ bằng 1/3, ¼ dân số các quận Hà Nội, nhưng đều có từ 3 đến 4 trường Trung học phổ thông công lập, còn ở Hà Nội có quận chỉ có 2 trường Trung học phổ thông công lập. Năm học này dự kiến ở Hà Nội (nội thành) chỉ có khoảng 50% học sinh được học trung học phổ thông công lập.
Đầu vào lớp 1, có trường bán công lập chất lượng khá tốt, từ tháng 5 đã tổ chức học thêm để sau đó kiểm tra đầu vào. Mức học thêm (khi chưa hề đi học) là mười ngày với giá mười triệu (1triệu/ngày). Hàng nghìn gia đình đã cho con học thêm, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh chỉ khoảng 300-400 em. Như vậy chỉ riêng mười ngày học thêm nhà trường đã thu được hàng chục tỉ đồng.
Trường công có hạn nhưng trường tư lại mọc lên rất nhiều. Người tra mở trường tư không phải vì sự nghiệp giáo dục mà là kinh doanh giáo dục.
Chi phí một tháng học trường tư bằng một năm học trường công lập. Chỉ mẫu giáo và tiểu học tư thục ở Hà Nội hiện nay mỗi tháng phải đóng từ 5 đến 11 triệu. Trong khi lương công chức bình quân từ 5 đến 6 triệu/ tháng.
Việc học ở Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến sao nhọc nhằn thế mà chính quyền vẫn bình chân như vại.