Vì sao hơn 6.000 khách hàng bị ghi sai chỉ số hoá đơn tiền điện?

Đại diện EVN cho biết, có 6.271 khách hàng phải điều chỉnh lại hoá đơn, trong đó thoái hoàn do sai gây tăng cho khách hàng là 675 trường hợp.

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), qua kết quả kiểm tra các hồ sơ, giấy tờ và lựa chọn ngẫu nhiên các khách hàng để kiểm tra ghi chỉ số công tơ, lập hóa đơn tiền điện và xử lý kiến nghị cho thấy, việc sai sót trong thời gian qua tại một số đơn vị được báo chí nêu là các trường hợp cá biệt.

Cụ thể, ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, kết quả kiểm tra tại 5 tổng công ty trực thuộc cho thấy có 6.271 trường hợp phải điều chỉnh và xử lý hóa đơn sai, hỏng do nguyên nhân sai chỉ số (chiếm tỉ lệ 0,022%).

Trong đó, có 519 trường hợp hủy bỏ hoàn toàn; 3.828 trường hợp hủy bỏ lập lại hóa đơn; truy thu do sai gây giảm cho khách hàng là 1.249 trường hợp và thoái hoàn do sai gây tăng cho khách hàng là 657 trường hợp. Các nguyên nhân liên quan đến ghi chỉ số công tơ gồm: sai chỉ số định kỳ, chỉ số treo/tháo, khách hàng báo số sai, tạm tính hoặc do nhân viên nhập sai chỉ số.

vi sao hon 6000 khach hang bi ghi sai chi so hoa don tien dien

Trong số các tổng công ty điện lực thì Tổng công ty Điện lực miền Bắc có số khách hàng phải điều chỉnh lớn nhất với 4.345 trường hợp. Kết quả kiểm tra cũng chỉ ra,trong tháng 6/2020, số yêu cầu của khách hàng liên quan đến hóa đơn tiền điện là 63.441, chiếm 5% tổng số yêu cầu. Sau khi xử lý thì số yêu cầu khách hàng phản ánh đúng là 419 trường hợp, chiếm tỉ lệ 0,66% số yêu cầu liên quan tiền điện và 0,033% của tổng số yêu cầu. 156 khách hàng được các báo thông tin hoặc mạng xã hội đưa lên, 6 trường hợp tại Quảng Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Tiền Giang, Ninh Bình...đã được xử lý.

Theo ông Dũng, quy trình ghi chỉ số công tơ được thống nhất trên toàn tập đoàn và được quản lý qua phần mềm theo đúng quy định. Với công tơ cơ khí, việc ghi chỉ số công tơ cơ khí được thực hiện thủ công bằng thiết bị chuyên dụng do công nhân ngành điện thực hiện. Đối với các công tơ điện tử, ngành điện đều có thể ghi nhận chỉ số công tơ điện từ xa qua các thiết bị và phần mềm quản lý.

Theo báo cáo của EVN, qua kết quả kiểm tra các hồ sơ, giấy tờ và lựa chọn ngẫu nhiên các khách hàng để kiểm tra ghi chỉ số công tơ, lập hóa đơn tiền điện và xử lý kiến nghị cho thấy, việc sai sót trong thời gian qua tại một số đơn vị được báo chí nêu là các trường hợp cá biệt. Nguyên nhân bởi lỗi tác nghiệp xảy ra đồng thời tại một số khâu trong hoạt động ghi chỉ số và lập hoá đơn tiền điện. Do vậy, các đơn vị trong EVN đã kỷ luật một số cán bộ quản lý liên quan.

Nói về việc phúc tra hoá đơn tiền điện tăng cao, ông Dũng khẳng định công tác này được thực hiện ngay sau chỉ đạo của cục Điều tiết điện lực: “Bất kì mỗi công tơ điện của khách hàng khi được ghi nhận có chỉ số sai lệch 30% so với mức bình thường, ngành điện đều có tiến trình phúc tra và quá trình này được thực hiện tại hiện trường. Quá trình phúc tra này được thực hiện trong vòng 24 giờ để kịp thời phát hiện xem sai sót do bản thân công tơ điện hay sai sót từ việc ghi nhận chỉ số. Đặc biệt, đối với các công tơ điện tử, khách hàng đều có thể giảm sát, kiểm soát chỉ số tiêu thụ điện hàng ngày”.

Trước đó, từ 25/6 đến ngày 3/7, đoàn công tác liên ngành gồm đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Cục Điều tiết điện lực đã kiểm tra tại tất cả 5 tổng công ty điện lực và lựa chọn một số đơn vị thuộc các tổng công ty với tiêu chí đảm bảo đầy đủ các loại hình về mô hình tổ chức và hình thức tổ chức ghi chỉ số công tơ.

EVN cũng khẳng định đã thực hiện đúng quy định pháp luật đo lường đối với công tơ điện, được kiểm định tại các tổ chức kiểm định được chỉ định theo quy định pháp luật về đo lường.

Tại thời điểm kiểm tra công tơ của các khách hàng, đoàn công tác nhận thấy công tơ phù hợp với mẫu đã được phê duyệt, chứng chỉ (tem kiểm định, dấu kiểm định) kiểm định đúng quy định và còn hiệu lực, niêm phong, kẹp chì nguyên vẹn để bảo đảm ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường trong quá trình sử dụng.

Kết quả cũng chỉ ra các đơn vị được kiểm tra đều chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

EVN khẳng định các yêu cầu kiến nghị của khách hàng sử dụng điện về hóa đơn tiền điện tăng vọt đã được các đơn vị tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng quy định.

PV (th)

vi sao hon 6000 khach hang bi ghi sai chi so hoa don tien dien Phúc tra toàn bộ hoá đơn điện tăng 30%: Nên để đơn vị trung gian kiểm định
vi sao hon 6000 khach hang bi ghi sai chi so hoa don tien dien Ba tháng hóa đơn điện giống hệt nhau, EVN nói "bình thường"
vi sao hon 6000 khach hang bi ghi sai chi so hoa don tien dien EVN Tiền Giang nhận sai sót "hoá đơn tiền điện 6 tháng liền giống nhau"
/ Nghề nghiệp và cuộc sống