Những cơn sốt đất bất thường tại nhiều địa phương khiến thị trường nhiễu loạn, vậy nguyên nhân do đâu khiến đất bỗng sốt khắp nơi?
Thời gian gần đây, giá đất tăng chóng mặt ở khắp nơi, trung bình tăng 10% sau 1 tháng, cục bộ một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều ý kiến cho rằng sốt đất chủ yếu do "cò" lợi dụng thông tin quy hoạch để thổi giá, tạo những cơn sốt ảo, bẫy nhà đầu tư ít kinh nghiệm. Nhưng theo các chuyên gia, hiện nay người dân không có quá nhiều kênh đầu tư để chọn lựa. Đây là nguyên nhân sâu xa khiến nhà đầu tư đổ xô vào bất động sản.
Trên thực tế, nhiều năm qua, giá đất chỉ tăng chứ không giảm. Ngay cả sau những đợt sốt đất, giá có chững lại hoặc đi ngang một thời gian, rồi lại tăng tiếp và hình thành mặt bằng giá mới. Trong khi người mua vàng hay chơi chứng khoán đều có thời điểm thua lỗ. Chính điều này khiến người dân thấy cứ mua đất là lãi và đổ dòng tiền vào kênh đầu tư này.
Giá đất ngày càng nóng. |
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, phân tích, hiện việc đầu tư vào các kênh khác không hiệu quả bởi dịch bệnh COVID-19. Lãi suất ngân hàng giảm sâu khiến người dân không mặn mà. Việc đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán và vàng có lãi lớn nên nhiều nhà đầu tư nhanh chóng chốt lãi và quay sang găm giữ bằng đất.
“Có thể nói, cầu đầu tư tăng trong khi lượng hàng khan hiếm khiến giá đất tăng mạnh. Đồng thời, xuất hiện nhiều hiện tượng đầu tư bất chấp quy định pháp luật”, ông Đính nhận định.
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam, cũng nhận định, có nhiều lý do dẫn đến sốt đất nhưng đơn giản nhất là hiện tại người dân không có quá nhiều kênh để chọn lựa đầu tư. Gửu tiền tiết kiệm vốn là kênh đầu tư truyền thống và phổ biến nhưng hiện lãi suất ngân hàng xuống thấp nên nhiều người quyết định rút tiền ra để chuyển hướng mua đất.
Chứng khoán quá rủi ro và đòi hỏi kiến thức. Vàng, ngoại hối hay các đồng tiền số cũng không dễ dàng đầu tư nên chỉ còn bất động sản được coi là an toàn hơn.
Đặc biệt với đất có sổ, đất vùng ven giá còn thấp, diện tích rộng càng thu hút người dân mua để dành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thông tin chính xác về quy hoạch, biết rõ về thời gian, quy định pháp lý đất đai mới dẫn đến việc mua theo tin đồn, làm cho tình trạng sốt ảo nổi lên.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến giá đất liên tục nóng thời gian gần đây đó là từ 1/1/2020, khung giá đất được các địa phương đồng loạt điều chỉnh tăng 15-20%. Hiện nhu cầu về nhà ở vẫn rất mạnh nhưng việc phê duyệt đầu tư các dự án bất động sản lại vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Vì vậy, nguồn cung trên thị trường không được cải thiện, nhất là các dự án nhà ở phân khúc bình dân, nhà ở xã hội và dự án đất nền. Cung thừa nhưng cầu thiếu sẽ khiến đất "nóng" từng ngày.
Ở góc nhìn khác, bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Bộ phận định giá và Tư vấn Tài chính Savills Hà Nội, cho biết, quỹ đất khu vực nội thành đang dần hạn hẹp và thủ tục pháp lý đầu tư còn phức tạp, làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đang có không ít các dự án dần phát triển tại các khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận, với cơ sở hạ tầng tốt hơn, tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư với đất nền. "Khi thị trường đất nền ghi nhận nhiều mức giá, nhà đầu tư cần có khả năng so sánh, định giá và đánh giá đúng giá trị của từng lô đất", bà Vân nói.
"Nhảy múa’ từng ngày, giá đất Bắc Giang một tháng tăng gấp ba lần
Thời gian gần đây, giá đất nền tại nhiều dự án ở Bắc Giang tăng chóng mặt, có nơi tăng gấp đôi, gấp ba chỉ ... |
Đề xuất gắn trách nhiệm lãnh đạo địa phương để xảy ra sốt đất
Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Nguyễn Văn Đính khuyến nghị lãnh đạo các địa phương vào cuộc và có trách nhiệm ... |
Đất Hoà Lạc, Ba Vì dậy sóng, nhà đầu tư liệu có sập bẫy của ‘cò’?
Một số khu vực ven Hà Nội như Hoà Lạc, Ba Vì, Hoà Bình, giá đất thời gian gần đây tăng phi mã, có nơi ... |