Vì sao cường quốc sản xuất vaccine Ấn Độ có mức tiêm chủng thấp kỷ lục?

Là cường quốc sản xuất vaccine COVID-19, đồng thời việc tiêm chủng ở Ấn Độ rất cấp thiết, vẫn chỉ có 3% dân số nước này được tiêm vaccine.

Anh Sagar Kumar, một bảo vệ ca đêm tại Uttar Pradesh, Ấn Độ, vẫn chưa tìm ra biện pháp đăng ký tiêm chủng ngừa COVID-19 cho bản thân và 5 thành viên còn lại trong gia đình. Dù anh nắm rõ quy trình đăng ký, nhưng việc điền đơn xin tiêm chủng thông qua trang web của chính phủ quá khó với Kumar do anh không biết tiếng Anh.

Không chỉ mình Kumar, mà tới gần 90% người Ấn Độ không thể nói, đọc hay viết ngôn ngữ này. Chưa kể thiết bị duy nhất có thể lên mạng tại gia đình Kumar là một chiếc điện thoại thông minh.

Dù bang Uttar Pradesh có chính sách tiêm miễn phí cho công dân dưới 45 tuổi, nhưng Kumar cũng không thể tìm được điểm tiêm chủng nào trong làng, bệnh viện gần nhất lại cách nhà anh một giờ đi xe.

"Tất cả những gì tôi có thể làm hiện giờ là hy vọng vào viễn cảnh tốt đẹp nhất", anh Kumar nói.

Vì sao cường quốc sản xuất vaccine Ấn Độ có mức tiêm chủng thấp kỷ lục? - 1
Đại dịch COVID-19 đã cưới đi hơn 318.000 mạng người tại Ấn Độ. (Ảnh: AP)

Đại dịch COVID-19 đã cướp đi hơn 318.000 mạng người tại Ấn Độ, những bệnh nhân đang điều trị cũng có nguy cơ cao do thiếu thốn cơ sở y tế. Trong cảnh đó, rõ ràng việc tiêm chủng ngừa COVID là rất cần thiết, nhưng người dân nghèo ở quốc gia này gặp phải nhiều rào cản về kiến thức, bất bình đẳng và ít có khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hàng triệu người Ấn Độ không có điều kiện về tài chính và không được trang bị kiến thức ngoại ngữ, công nghệ, đang “trượt dốc” trong đại dịch vì không thể đăng ký tiêm chủng.

Vì sao cường quốc sản xuất vaccine Ấn Độ có mức tiêm chủng thấp kỷ lục? - 2
Người dân nghèo Ấn Độ gặp phải nhiều rào cản về kiến thức, bất bình đẳng và ít có khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. (Ảnh: AP)

Dân nghèo không mua nổi vaccine

Cô Kavita Singh, 29 tuổi, kiếm được số tiền tương đương 250 USD mỗi tháng nhờ giúp việc cho một gia đình ở khu dân cư giàu có của thủ đô New Delhi. Không may, cô Singh mất việc ngay khi làn sóng COVID-19 thứ 2 bắt đầu vào tháng 4. Gia đình chủ e ngại cô sẽ lây bệnh cho họ và yêu cầu cô chỉ được quay lại làm việc sau khi đã tiêm chủng.

Nhưng sau khi mất việc, cô Singh không còn đủ khả năng chi trả cho vaccine. Vì vậy cô cùng ba con gái trở về làng của cô ấy ở bang Bihar. Tại đây, bố mẹ không cũng không thể tìm ra trung tâm tiêm chủng nào ở khu vực xung quanh.

Chúng tôi gần như không thể xoay xở nổi tiền trang trải hàng ngày. Nếu tiêu tiền để mua vaccine thì gia đình tôi biết lấy gì bỏ bụng?”, Singh chia sẻ rằng cô không rõ liệu mình còn có cơ hội trở lại New Delhi hay không.

Chi phí cho một liều vaccine COVID-19 là tối đa 20 USD. Số tiền này là cả một vấn đề lớn đối với các hộ gia đình nghèo. Đặc biệt, ở các bang giàu có, tập trung đông bệnh viện tư nhân, sự bất bình đẳng trong tiêm chủng càng rõ rệt.

Giữa những thách thức của đại dịch, chính quyền các bang của Ấn Độ phải thay đổi chính sách về việc ai sẽ được tiêm vaccine, và chi phí do bên nào chi trả.

Hiện thủ đô New Delhi đã tiêm mũi vaccine đầu tiên cho 20% cư dân, trong khi bang Bihar, một trong những khu vực nghèo nhất Ấn Độ, mới chỉ tiêm chủng cho khoảng 7,6% dân số. Ngay cả những bang có chính sách tiêm chủng miễn phí cũng gặp khó khăn do thiếu nguồn cung vaccine và phải cạnh tranh với các cơ sở tiêm chủng của tư nhân.

Vì sao cường quốc sản xuất vaccine Ấn Độ có mức tiêm chủng thấp kỷ lục? - 3
Hiện thủ đô New Delhi đã tiêm mũi vaccine đầu tiên cho 20% cư dân. (Ảnh: AP)

Nguồn vaccine thiếu hụt nghiêm trọng

Các chuyên gia y tế tại Ấn Độ lo ngại tình trạng bất bình đẳng về vaccine có thể trì hoãn những tiến bộ của nước này trong công cuộc ngăn cản làn sóng đại dịch thứ hai đã giết khoảng 4000 người mỗi ngày trong những tuần gần đây.

Việc triển khai chiến dịch tiêm chủng không phù hợp có thể kéo dài đại dịch ở Ấn Độ. Quốc gia nên ưu tiên quan tâm những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất”, ông Krishna Udayakumar, giám đốc trung tâm Đổi mới Y tế Toàn cầu Duke tại đại học Duke, Bắc Carolina, cho biết.

Chiến dịch tiêm chủng của Ấn Độ bắt đầu vào tháng 1 với mục tiêu tiêm chủng cho 300 triệu người trong số gần 1,4 tỷ dân vào tháng 8. Tuy nhiên, đến nay Ấn Độ mới tiêm chủng đầy đủ cho hơn 42 triệu người, tương đương 3% dân số.

Do lượng vaccine hiện có không đáp ứng được nhu cầu của người dân, Chính phủ Ấn Độ phải mở rộng quy mô sản xuất. Hôm 1/5, quốc gia này đưa ra thông báo bắt đầu tiếp nhận đơn đăng ký tiêm chủng cho tất cả người trưởng thành.

Vì sao cường quốc sản xuất vaccine Ấn Độ có mức tiêm chủng thấp kỷ lục? - 4
Chiến dịch tiêm chủng của Ấn Độ bắt đầu vào tháng 1 với mục tiêu tiêm chủng cho 300 triệu người trong số gần 1,4 tỷ dân vào tháng 8. (Ảnh: AP)

Đâu là giải pháp?

Nhiều chuyên gia cho rằng chính sách tính phí vaccine là một sai lầm có thể gây ra hậu quả nặng nề với người dân nghèo.

Tiêm phòng cho người dân là nghĩa vụ chính phủ, họ cần phải tiêm phòng miễn phí cho tất cả mọi người. Không một người dân nào nên bị từ chối tiêm chủng chỉ vì họ không đủ khả năng mua hoặc đăng ký tiêm vaccine”, K Srinath Reddy, chủ tịch quỹ Y tế Công cộng của Ấn Độ, nói.

Theo nhà kinh tế học Jean Dreze, chênh lệch về khả năng tiêm vaccine không chỉ phản ánh vấn đề bất bình đẳng trong xã hội mà còn cho thấy cách làm việc kém hiệu quả của chính quyền.

Chuyên gia Dreze cũng cho biết gười lao động mắc bệnh sẽ khiến nguồn nhân lực ngày càng giảm và thể đẩy nhiều gia đình vào cảnh nghèo đói, nhất là trong bối cảnh người nghèo phải nghỉ việc và đi xa để tiêm chủng.

Chúng ta không nên chỉ sản xuất vaccine miễn phí mà còn cần khuyến khích người dân tiêm chủng”, ông Dreze nói thêm.

Hiện chính quyền New Delhi đang tìm cách giải quyết các lo ngại liên quan đến chiến dịch tiêm chủng. Hiện đã có thông báo về việc cập nhật tiếng Hindi cùng các ngôn ngữ khác trên trang web đăng ký tiêm vaccine. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng một nửa dân số Ấn Độ có rất ít cơ hội truy cập mạng, vì vậy giải pháp này vẫn cần được cải thiện thêm.

Dự kiến, Ấn Độ sẽ sản xuất thêm khoảng 2 tỷ liều vaccine dành riêng cho công dân nước này trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 12. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chính phủ có thể sẽ bỏ lỡ mục tiêu trên.

Ấn Độ: Ca mắc COVID-19 trong ngày giảm mạnh, dân nhảy xuống sông né tiêm vaccine Ấn Độ: Ca mắc COVID-19 trong ngày giảm mạnh, dân nhảy xuống sông né tiêm vaccine

Ấn Độ ghi nhận ca mắc COVID-19 trong ngày giảm mạnh khi ghi nhận 195.815 trường hợp trong 24 giờ qua, trong khi người dân ...

Ấn Độ: Quan chức đi vận động tiêm chủng bị dân vác gậy đuổi đánh Ấn Độ: Quan chức đi vận động tiêm chủng bị dân vác gậy đuổi đánh

Đám đông khoảng 100 người ở làng Malikhedi, huyện Ujjain, bang Madhya Pradesh vác gậy đuổi đánh nhóm quan chức tới đây vận động tiêm ...

/ vtc.vn