Những tín đồ bộ truyện võ hiệp nổi tiếng của cố nhà văn Kim Dung hẳn sẽ rất tò mò về các vùng đất có khung cảnh như tiên giới xuất hiện trong tiểu thuyết. Cùng khám phá xem địa danh nào đã làm nên nhiều trang tiểu thuyết kinh điển đó.
Những tín đồ bộ truyện võ hiệp nổi tiếng của cố nhà văn Kim Dung hẳn sẽ rất tò mò về các vùng đất có khung cảnh như tiên giới xuất hiện trong tiểu thuyết. Cùng khám phá xem địa danh nào đã làm nên nhiều trang tiểu thuyết kinh điển đó.
Ngày 30/10, nhà văn Kim Dung - cha đẻ của hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Tiếu ngạo giang hồ… đã qua đời vì tuổi cao, hưởng thọ 94 tuổi.
Với những tín đồ của bộ truyện hẳn sẽ rất tò mò về các vùng đất có khung cảnh như tiên giới xuất hiện ở từng trang tiểu thuyết. Để tưởng nhớ về cố nhà văn Kim Dung, hãy cùng khám phá đâu là những địa danh có thật bước ra từ trang sách kinh điển ấy.
Núi Nga Mi
|
|
Núi Nga Mi Sơn vào mùa xuân |
Nhắc đến Nga Mi Sơn, ắt hẳn nhiều người sẽ nhớ ngay tới nhân vật nổi tiếng trong bộ truyện “Ỷ thiên Đồ long ký” của cố nhà văn là Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái. Theo nội dung từ cuốn tiểu thuyết, võ lâm Trung Nguyên có 3 phái lớn gồm Thiếu Lâm, Võ Đang và Nga Mi.
Trong đó, môn phái võ thuật Nga Mi ra đời ở núi Nga Mi, do Quách Tương - con gái Quách Tĩnh và Hoàng Dung sáng lập, được truyền bá rộng rãi tại Tứ Xuyên.
Bước ra từ trang tiểu thuyết, núi Nga Mi là địa danh hoàn toàn có thật, cũng nhờ đó trở thành một trong những điểm đến hút du khách bậc nhất tại Trung Quốc.
Núi Nga Mi cao 3099m, là một trong 4 ngọn núi danh thắng, được gọi là “Tứ đại Phật giáo danh sơn”, nằm ở Tứ Xuyên. Đỉnh cao nhất của núi là Vạn Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đính.
|
|
Nga Mi sơn như chốn bồng lai tiên cảnh |
Trên Nga Mi Sơn có chùa Vạn Niên là ngôi chùa mang kiến trúc đậm dấu ấn Đạo giáo. Trong chùa có bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát nặng 62 tấn, được đúc bằng đồng mạ 20kg vàng bên ngoài, sớm trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ khi tới ngọn núi danh tiếng này.
Nhạn Môn Quan
|
|
Nhạn Môn Quan - địa danh xuất hiện trong tiểu thuyết Kim Dung |
Nhạn Môn Quan là một cửa ải của Vạn Lý Trường Thành nằm trên thung lũng thuộc tỉnh Sơn Tây. Đây là địa danh có hai bên là vách núi dựng đứng hùng vỹ. Sở dĩ địa danh mang tên Nhạn Môn Quan bởi ở đây có nhiều chim nhạn và chỉ chúng mới bay qua được.
|
|
Nhạn Môn Quan là địa danh từng chứng kiến nhiều cuộc chiến khốc liệt. Đây là một trong những cửa ải rất quan trọng |
Địa danh Nhạn Môn Quan dưới ngòi bút của Kim Dung đã trở thành vùng đất huyền thoại trong bộ tiểu thuyết “Thiên Long Bát Bộ”. Nơi này gắn liền với nhân vật Kiều Phong, một đại anh hùng đã dùng chính sinh mạng của mình đổi lấy sự bình yên của dân hai nước Tống - Liêu.
Nhạn Môn Quan cách thành phố Hân Châu, tỉnh Sơn Tây chừng 20km về phía Bắc, đồng thời là cửa ải trọng yếu của trường thành trước kia. Nơi này từng chứng kiến rất nhiều cuộc chiến khốc liệt trong lịch sử. Bởi vậy, ngày nay khi đến với Nhạn Môn Quan, không chỉ thăm thú danh lam thắng cảnh, du khách có dịp tìm hiểu thêm lịch sử trầm hùng của vùng đất này.
Hiện tại, 3 cửa ải của Nhạn Môn Quan vẫn được bảo vệ tốt. Địa danh này đã trở thành một phần quan trọng của Di sản Văn hóa Thế giới.
Hoa Sơn
|
|
Núi Hoa Sơn - địa danh có thật trong tiểu thuyết Kim Dung |
Hoa Sơn là một trong 5 ngọn núi danh tiếng nhất của Trung Quốc, mang trong mình ý nghĩa lịch sử to lớn về tín ngưỡng. Năm 1990, Hoa Sơn được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.
Nếu là tín đồ của tiểu thuyết Kim Dung, sẽ không ai xa lạ với cụm từ “Hoa Sơn luận kiếm” của Đông tà Hoàng Dược Sư, Tây độc Âu Dương Phong trong bộ “Anh hùng xạ điêu”. Cũng nhờ địa hình hiểm trở, cố nhà văn Kim Dung đã chọn Hoa Sơn là nơi tỷ võ chọn Đệ nhất võ lâm Trung Nguyên, bởi đơn giản, chỉ những bậc võ nghệ cao cường mới vượt được dãy núi hiểm trở để lên đỉnh.
Núi Hoa Sơn cấu tạo từ đá hoa cương, có hình dáng dựng đứng, xòe rộng như bông hoa, nên gọi với cái tên như vậy. Gồm 5 đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất 2154m gọi là Nam Phong hay Lạc Nhạn.
|
|
Tới thăm Hoa Sơn, du khách có cảm giác lạc giữa chốn bồng lai tiên cảnh, như bước vào thế giới kiếm hiệp từ trang tiểu thuyết năm nào. Cũng vì lẽ đó, từ lâu Hoa Sơn đã trở thành điểm du lịch hút khách, đặc biệt với những tín đồ của bộ truyện võ hiệp Kim Dung. |
Lễ tang Kim Dung được tổ chức như thế nào?
Theo di nguyện của Kim Dung, gia đình sẽ tổ chức tang lễ riêng tư và kín đáo. Độc giả yêu quý ông có thể ... |
9 kẻ phản diện nổi tiếng trong truyện võ hiệp Kim Dung
15 bộ tiểu thuyết Kim Dung đã khắc họa nhiều bậc đại hiệp lẫm liệt và cũng có không ít kẻ độc ác và mưu ... |
Ba ngày nghe phân tích truyện của mình, nhà văn Kim Dung: "Tôi chẳng hiểu các vị nói gì"
Sau 3 ngày nghe phân tích về những tác phẩm kiếm hiệp của mình, nhà văn Kim Dung cười nói: Tôi chẳng hiểu các vị ... |