Sau khi Báo Lao Động đăng bài " Khủng hoảng vay nợ qua app : Vay 7 triệu đồng, bị đòi... 200 triệu đồng", nhiều nạn nhân đã tiếp tục tố cáo về thủ đoạn của các đối tượng cho vay tiền qua app (ứng dụng trên điện thoại di động), dẫn đến gia cảnh họ có nguy cơ tan nát, sống trong sợ hãi và tủi nhục.
Sống trong sợ hãi và tủi nhục vì vay qua app
Nhiều nạn nhân phải sống trong sợ hãi hoặc tan cửa nát nhà vì vay qua app. Ảnh: Huân Cao |
Sáng 27.5, chị N.T.T (ngụ phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TPHCM) đã phản ánh đến PV báo Lao Động về tình cảnh của chị sau khi vay tiền qua app.
Theo chị T, liên tục mấy tháng nay chị luôn sống trong sợ hãi và không dám gặp ai cũng như không dám nghe điện thoại của bất kỳ ai gọi đến. Sau khi đọc bài đăng trên báo Lao Động, chị T mới dám trình bày hoàn cảnh của mình.
"Tôi chỉ vay ban đầu có 2 triệu đồng, nhưng họ lại gọi điện đến cho cho chồng tôi, bố mẹ tôi, đồng nghiệp tôi và cả bạn bè tôi để gây áp lực cho tôi. Họ cố tình làm thế để tôi phải xấu hổ, mất uy tín với bạn bè, đồng nghiệp và người thân" - chị T bức xúc nói.
Chưa dừng lại ở việc gọi điện khủng bố, các đối tượng cho vay còn tung hình ảnh của chị T, chồng và con lên các trang mạng xã hội với những ngôn từ kiểu "chợ búa", nhằm bôi nhọ danh dự nhân phẩm của chị.
"Từ số nợ vay ban đầu chỉ 2 triệu đồng, sau đó nhanh chóng tăng lên hàng chục triệu đồng làm tôi mất khả năng chi trả. Từ đây, xảy ra lục đục giữa tôi và chồng, vì ảnh hưởng đến công việc ở cơ quan của chồng tôi và trường học của con tôi. Con tôi thậm chí không dám đến trường gặp bạn bè vì xấu hổ. Đến bước đường cùng, tôi chỉ biết làm đơn tố cáo đến Công an TPHCM với mong muốn được giải thoát" - chị T nói.
Đơn cầu cứu của nạn nhân N.T.T gửi đến Cơ quan chức năng. Ảnh: NVCC |
Gia đình nguy cơ đổ vỡ vì lỡ vay qua app
Trong khi đó chị L.T.L (ngụ quận Tân Bình) thì cho biết, gia đình chị trở nên "tan cửa nát nhà" cũng vì vay tiền qua app.
Theo chị T, do dịch COVID-19 xảy ra, nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chị đã vay qua app số tiền 5 triệu đồng, tuy nhiên số tiền thực nhận chỉ được 3,5 triệu đồng, số còn lại được trừ vào tiền lãi và phí dịch vụ.
"Hai tuần sau, tôi tá hỏa nhận tin nhắn thông báo phải thanh toán số tiền 9.050.000 đồng. Tôi không hiểu họ tính lãi kiểu gì mà tăng gấp nhiều lần như vậy, trong lúc khó khăn tôi không xoay đủ số tiền để trả, thế là họ liên tục gọi điện khủng bố cả ngày lẫn đêm" - chị L nói.
Theo chị L, mỗi ngày các đối tượng cho vay gọi đến cả trăm cuộc đến số máy của chị, chồng chị và người thân. Việc này đã dẫn đến gia đình chị luôn sống trong căng thẳng, lục đục, canh không lành cơm không ngọt.
"Bọn chúng còn cắt ghép hình ảnh, giấy tờ tùy thân của tôi rồi đưa lên mạng với những thông tin vu khống, bôi nhọ. Họ gửi thông tin đấy trực tiếp vào bạn bè, người thân, đồng nghiệp của tôi và cả chồng tôi để gây áp lực. Vì vậy, gia đình lúc nào cùng căng thẳng và có nguy cơ đổ vỡ vì khoản vay qua app luôn tăng lên từng ngày theo cấp số nhân"- chị L chia sẻ.
Mỗi ngày nạn nhân nhận cả trăm cuộc gọi dẫn đến hoảng loạn. Ảnh: Huân Cao |
Theo tìm hiểu của PV, thủ đoạn và cách thức cho vay tiền qua app của các trang như: vdong, uvay, sago, vaydi, ba gang, openvay, mima, tiennhanh, vay tik, bilivay, vayvang, vietdong, movay, vay money, homevay, skyvayer, facevay, andvay, vinvay,... đều chung một công thức giống nhau.
Theo đó, app sẽ liên hệ quảng cáo qua facebook, zalo,... với những lời chào mời hết sức là hấp dẫn như thủ tục dễ dàng, lãi suất 0%. Sau đó, người đang gặp khó khăn sẽ nhấn vào và tải app hoặc đăng ký trực tiếp trên các trang web. Đồng thời, điền thông tin đăng ký, nhập thông tin cá nhân, cho số điện thoại tham chiếu, cho đường link facebook, cho truy cập danh bạ,...
Tiếp theo, người vay chụp hình chứng minh nhân dân, chân dung hoặc có thể quay video và cung cấp số tài khoản ngân hàng. Sau thời gian khoản 24h là tiền sẽ được chuyển vào tài khoản người vay.
Về cách thức thu hồi nợ, các app sẽ bán thông tin người vay cho nhau, khi đến hạn app này sẽ có nhân viên gọi nhắc nợ đến hạn, sau đó sẽ có nhân viên của app khác gọi điện cho vay. Khi đến hạn mà không thanh toán kịp nhân viên thu hồi nợ sẽ dọa người vay và khủng bố tinh thần để họ phải đăng ký những app khác vay trả cho bọn chúng.
Cứ như vậy, dẫn đến người vay có số nợ tăng lên theo cấp số nhân, phải đi vay rất nhiều app và trở thành một con nợ không lối thoát.
Theo tìm hiểu của PV, thủ đoạn và cách thức cho vay tiền qua app của các trang như: vdong, uvay, sago, vaydi, ba gang, openvay, mima, tiennhanh, vay tik, bilivay, vayvang, vietdong, movay, vay money, homevay, skyvayer, facevay, andvay, vinvay,... đều chung một công thức giống nhau.
Theo đó, app sẽ liên hệ quảng cáo qua facebook, zalo,... với những lời chào mời hết sức là hấp dẫn như thủ tục dễ dàng, lãi suất 0%. Sau đó, người đang gặp khó khăn sẽ nhấn vào và tải app hoặc đăng ký trực tiếp trên các trang web. Đồng thời, điền thông tin đăng ký, nhập thông tin cá nhân, cho số điện thoại tham chiếu, cho đường link facebook, cho truy cập danh bạ,...
Tiếp theo, người vay chụp hình chứng minh nhân dân, chân dung hoặc có thể quay video và cung cấp số tài khoản ngân hàng. Sau thời gian khoản 24h là tiền sẽ được chuyển vào tài khoản người vay.
Về cách thức thu hồi nợ, các app sẽ bán thông tin người vay cho nhau, khi đến hạn app này sẽ có nhân viên gọi nhắc nợ đến hạn, sau đó sẽ có nhân viên của app khác gọi điện cho vay. Khi đến hạn mà không thanh toán kịp nhân viên thu hồi nợ sẽ dọa người vay và khủng bố tinh thần để họ phải đăng ký những app khác vay trả cho bọn chúng.
Cứ như vậy, dẫn đến người vay có số nợ tăng lên theo cấp số nhân, phải đi vay rất nhiều app và trở thành một con nợ không lối thoát.
Những nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn từ việc vay tiền trên mạng |
Vụ phải cho Công ty vay hàng trăm triệu để về hưu: Đùn đẩy né trách nhiệm |
Vay tiền cán bộ chi tiêu, huyện vẫn xin xây tượng đài 20 tỷ |