Những thông tin trên các phương tiện truyền thông về “ vụ nổ hạt nhân ở Biển Đông ” là tin giả - RT cho hay.
Vài ngày gần đây có những đã có những tin rải rác trên các phương tiện truyền thông về một vụ nổ ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào về điều này.
Theo RT, thông tin về “sự cố hạt nhân” ở Biển Đông được phát trên trang Hal Turner Radio Show hôm 20.11 đã nhanh chóng lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội, và cuối cùng thậm chí được những hãng tin có danh tiếng đăng tải.
Đoạn "tin tức" của trang tin cánh hữu - vốn đã nhiều lần bị buộc tội truyền bá tin giả và thuyết âm mưu, thực sự là giật gân. Nó tuyên bố đã có một vụ nổ dưới đáy biển ở Biển Đông, kéo theo đó là sự gia tăng bức xạ nền trên khắp bờ biển.
“Bản tin” xuất hiện giữa những cáo buộc rằng Trung Quốc đang gửi một thông điệp tới Mỹ bằng cách kích nổ một thiết bị hạt nhân nhỏ ở ngoài khơi nước này.
Theo RT, khi xem xét kỹ hơn, câu chuyện có vẻ không ổn chút nào. Nó trích dẫn những “nguồn tin quân sự” ẩn danh và phát hiện của “một số thiết bị hải dương học” cho rằng từ 10-20 kiloton thiết bị hạt nhân đã nổ ở độ sâu khoảng 50 mét. Vị trí của vụ nổ dường như đang chỉ đúng về Biển Đông.
RT phân tích, những phát hiện phóng xạ được trích dẫn từ website uRADMonitor. Cái tên của website nghe có vẻ như trang của Mạng lưới quan trắc môi trường toàn cầu, nhưng trên thực tế đây là một dự án nguồn mở dành cho những người đam mê đo đạc bức xạ nghiệp dư. Trang web này cũng bán các thiết bị đo bức xạ.
Chỉ số bức xạ trong khu vực - ngay cả khi chúng chính xác - cũng không đáng sợ, với số đo cao nhất chỉ 0,24 microsievert mỗi giờ, nằm trong mức phóng xạ tự nhiên và không được coi là có hại cho con người.
Trớ trêu thay, theo uRADMonitor, tại thời điểm xảy ra vụ việc, các vụ đọc bức xạ có thể xảy ra ở một số vùng của Thụy Sĩ, đạt tới hàng trăm microsievert mỗi giờ.
Tạo hành lang pháp lý xử lý tin giả trên mạng xã hội |
Singapore bắt đầu thi hành luật chống tin giả |
Lãnh đạo VFF lên tiếng về thông tin giao nhiệm vụ khó cho HLV Park |