Trăn trở trước mối lo của nhiều phụ huynh hiện nay khi cho con tiếp xúc với thế giới mạng, nhóm sinh viên tại TP.HCM đã sáng chế ra ứng dụng giúp bé vừa chơi vừa học lại vừa được vận động.
Giao diện với hình ảnh làng quê Việt của ứng dụng - NHÂN VẬT CUNG CẤP
Ứng dụng mang tên “Bống bống bang bang”, cũng là đề tài tốt nghiệp của Ngô Trần Ngọc LaVy, Nguyễn Ngọc Ngân Hà và Vũ Nhật Minh (cùng là sinh viên Trường ĐH FPT).
Lý giải về lý do thực hiện dự án này, LaVy cho rằng ngày nay công nghệ phát triển, trẻ em sớm được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ, từ đó hình thành một hiện tượng xã hội gọi là “bedroom-cultured kids” (những đứa trẻ sống trong văn hóa phòng ngủ). Những đứa trẻ này chỉ thích nằm lì trong phòng và xem video, chơi game, ít vận động và thậm chí không trò chuyện cùng bố mẹ.
Bên cạnh đó, một số bố mẹ vì quá bận công việc và sử dụng các thiết bị di động như “người giữ trẻ” để bé im lặng và ngoan ngoãn. Điều này theo nhóm sẽ dẫn đến rất nhiều tác hại từ việc kìm hãm sự phát triển trí não của trẻ, đến việc hình thành nên một thế hệ ù lì, khép kín, lười vận động, kém giao tiếp và khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc với thế giới xung quanh. Ngoài ra, các nội dung không lành mạnh mà trẻ có thể tiếp cận từ thế giới mạng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ.
Hoạt động trải nghiệm của học sinh thiếu chất Tuy nhiên, nhóm cũng cho rằng việc kìm hãm, ngăn cấm trẻ tiếp xúc với công nghệ cũng không phải là giải pháp hay, vì nếu như vậy các em sẽ trở thành người lạc hậu, không bắt kịp xu thế và thế giới mạng cũng có rất nhiều điều bổ ích.
“Thay vì ngăn cấm trẻ, chúng mình muốn tận dụng việc trẻ xem video để giáo dục trẻ, biến thời gian sử dụng điện thoại không hiệu quả thành thời gian có ích hơn, giúp trẻ học tập, ghi nhớ, tìm hiểu những điều mới, đồng thời khéo léo khuyến khích trẻ vận động và tương tác”, LaVy nói.
Đấy cũng là những tính năng mà ứng dụng “Bống bống bang bang” của nhóm mang lại cho trẻ.
“Trong thế giới hiện đại, các giá trị văn hóa VN, các câu chuyện cổ tích làng quê đang dần bị quên lãng, nhường chỗ cho các siêu anh hùng, các công chúa, hoàng tử phương Tây. Với mong muốn tái hiện không khí làng quê Việt ngày xưa, nhóm quyết định chọn cái tên này để gợi lên cảm giác đó”, Ngân Hà lý giải về cái tên của dự án.
Ứng dụng gồm 2 phần, một phần dành cho bé và một phần dành cho bố mẹ. Riêng phần dành cho bé sẽ được chia thành 5 đảo tính cách gồm video và truyện. Với phần này, bé sẽ được xem video và đọc truyện đã có chọn lọc sẵn, phù hợp với độ tuổi của bé. Nội dung mà bé xem sẽ mang không khí như trong các câu chuyện cổ tích, các bài đồng dao, bài hát làng quê... và được chia theo 5 chủ đề tính cách là yêu thương, dũng cảm, chăm chỉ, trung thực, sáng tạo được minh họa bằng các đảo, với mỗi đảo là một hình ảnh đại diện cho tính cách đó.
Nhóm tác giả của ứng dụng Ảnh: NVCC
Phần tiếp theo là giải mã câu đố, tức sau khi xem video và truyện, bé có thể giải những câu đố tương ứng với nội dung đã xem, từ đây giáo dục và rèn luyện khả năng ghi nhớ của trẻ. Giải xong một bộ câu đố, bé sẽ nhận được xu vàng.
“Để tránh được việc bé chỉ dán mắt vào màn hình điện thoại, ứng dụng có phần làm nhiệm vụ thực tế. Ở phần này, bé có thể thực hiện các nhiệm vụ thực tế mà bố mẹ thiết kế như quét nhà, rửa chén... Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và được bố mẹ xác nhận, bé có thể nhận được xu vàng hoặc phần thưởng thực tế”, LaVy cho hay.
Đối với phần dành riêng cho phụ huynh, bố mẹ có thể quản lý việc sử dụng ứng dụng của bé, có thể định hướng được sở thích và xu hướng phát triển tính cách của trẻ.
Ứng dụng TQ dò tìm những ai mắc nợ không trả Ứng dụng mới của WeChat sẽ được bổ sung thêm tính năng hiển thị mọi ‘con nợ’ xung quanh, nhằm giúp người dùng nhận biết ... |
Con gái biệt tăm cùng trai lạ, người mẹ tìm tới tận nơi nhờ ứng dụng này Đó là một giải pháp bảo mật của Kaspersky Lab, được nhắc tới trong Báo cáo Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp năm 2018. |