TS Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên dạy Ngữ văn tại trường THPT chuyên Chu Văn An, Hà Nội) cho rằng, ý kiến “loại bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình SGK phổ thông tuyệt đối không thể chấp nhận được”.
Mới đây, anh Nguyễn Sóng Hiền, nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) đã có đề xuất nên loại bỏ "Chí Phèo" - đang nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 - ra khỏi sách giáo khoa để tránh tác động xấu đến mặt nhận thức của học sinh.
Theo anh Hiền, nhiều nhà phê bình văn học đã cho rằng Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hoá, nhưng đây là một nhận xét phiến diện, mang tính áp đặt.
Anh cho rằng, nếu Chí là đại diện cho tầng lớp nông dân thì "thật mang tiếng cho nông dân mình quá" và dù đánh giá ở khía cạnh nào đi nữa, Chí vẫn là kẻ xấu.
Từ đó, anh Hiền đưa đến kiến nghị nên loại bỏ tác phẩm văn học nổi tiếng này ra khỏi chương trình sách giáo khoa.
Ý kiến này nhanh chóng vấp phải ý kiến trái chiều từ dư luận.
Theo quan điểm của TS Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên dạy Ngữ văn tại trường THPT Chuyên Chu Văn An, Hà Nội), tuyệt đối không thể loại bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình phổ thông.
Cô cho rằng, những ý kiến đánh giá của anh Nguyễn Sóng Hiền mang tính chủ quan, thiếu logic, không liên quan gì đến văn chương, cảm thụ văn học, mà giống như lời tuyên án của công tố viên.
Theo TS Tuyết, việc anh Hiền nêu Chí Phèo không phải đại diện cho những người nông dân, với lý do "mang tiếng cho nông dân mình quá". Đây là sự quy nạp rất thiếu logic bởi một đặc điểm riêng nào đó trong cuộc đời, tâm lý, tính cách... của một cá thể không nhất thiết xuất hiện trong tất cả tầng lớp họ đại diện.
TS Tuyết phân tích: Ngay đầu tác phẩm đã khẳng định khi còn là đứa trẻ, Chí vẫn là một đứa trẻ tốt. Được sự cưu mang đùm học của dân làng, tới năm 20 tuổi, Chí vẫn là anh canh điển điền nghèo khổ và lương thiện.
Ngày ấy, Chí đã từng ước mơ một cuộc sống gia đình giản dị: Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng.
Nhưng do hoàn cảnh xã hội, nhà tù thực dân và thủ đoạn độc ác của bọn cường hào ác bá đã biến anh Chí lương thiện của dân làng thành Chí Phèo, thành "con quỷ dữ".
TS Tuyết cũng đánh giá, chi tiết kể về mối tình của Chí Phèo và Thị Nở đầy tính nhân văn, đã kéo Chí trở về với bản tính lương thiện.
Dù lúc đầu Chí Phèo đến với Thị Nở bằng bản năng sinh vật của một gã đàn ông say rượu, nhưng tình thương yêu mộc mạc, chân thành của Thị Nở đã đánh thức phần người, lương thiện trong Chí.
"Là một kiệt tác của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930- 1945, tôi tin truyện ngắn Chí Phèo luôn xứng đáng tồn tại bên cạnh bất kỳ tác phẩm nào trong các giai đoạn trước và sau nó" - TS Tuyết kết luận.
Người đề xuất bỏ ‘Chí Phèo’ khỏi SGK lớp 11: ‘Ca ngợi Chí là đang cổ suý hình vi sai trái của Chí’
Tác giả đưa ra đề xuất bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi SGK Ngữ văn lớp 11 cho rằng việc ca ngợi, ủng hộ, ... |
Đạo diễn Bùi Cường: Đưa Chí Phèo ra khỏi sách Ngữ văn 11 là xúc phạm nhà văn Nam Cao
Người vào vai Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao vừa lên tiếng trước đề xuất đưa truyện ngắn này ... |