Số học sinh đỗ vào Đại học Oxford, Cambridge của Brampton Manor Academy tăng 1,6 lần so với năm ngoái, phần lớn là người dân tộc thiểu số.
Là ngôi trường công lập nằm ở một trong những khu vực nghèo nhất London (Anh), Brampton Manor khiến nhiều người bất ngờ khi có tới 41 học sinh đỗ vào Đại học Oxford và Cambridge (lần lượt đứng thứ nhất và hai trong bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2019 của Times Higher Education). Năm 2014, con số này chỉ là một và năm 2018 là 25, theo The Roar.
Điều đặc biệt, 2/3 trong số học sinh trúng tuyển là người đầu tiên trong gia đình học lên bậc đại học và phần lớn là người dân tộc thiểu số. Ví dụ Rama Rustom, người nhận được thư chấp nhận học ngành Ngôn ngữ Anh ở St Hilda\'s College (Đại học Oxford), đã đến Vương quốc Anh với tư cách là người tị nạn từ Arab Saudi vào năm 2013.
"Việc đỗ đại học đưa gia đình em đến một con đường mới. Theo truyền thống, em và những người phụ nữ khác luôn được khuyên không theo đuổi giáo dục. Em đã cố chứng minh rằng các cô gái có thể làm điều đó", Rama nói.
Với Victor Idowu, học sinh được nuôi dạy bởi phụ huynh đơn thân và từng thường xuyên nhận các bữa ăn miễn phí tại trường, việc trúng tuyển học ngành Y tại Selwyn College (Đại học Cambridge) là mong muốn cả đời, khiến gia đình em thực sự tự hào.
41 học sinh của Brampton Manor Academy đỗ vào Đại học Oxford và Cambridge năm 2019. Ảnh: Telegraph
Trường Brampton Manor có một trung tâm nghiên cứu mở cửa từ 6h đến 19h30 hàng ngày và có một nhóm năm sinh viên tốt nghiệp Oxford và Cambridge ở đó để hỗ trợ học sinh muốn trúng tuyển vào hai trường này. Trung tâm được duy trì thông qua số tiền tài trợ của chính phủ cho các trường công lập ở Anh nhằm thu hẹp khoảng cách giữa học sinh khó khăn và các bạn đồng trang lứa.
Tuy nhiên, Brampton Manor khẳng định trung tâm trên là chưa đủ. Điều quan trọng là nhà trường phải giúp học sinh tự tin hiểu được có đủ khả năng và đủ xuất sắc để nộp hồ sơ vào những trường hàng đầu thế giới.
"Quan điểm của chúng tôi là không bao giờ đặt ra giới hạn mà học sinh có thể đạt được. Và tôi nghĩ kết quả trúng tuyển vào hai đại học hàng đầu năm nay đã phản ánh đúng điều đó", TS Dayo Olukoshi, hiệu trưởng nhà trường, nói.
\'Tôi thủ khoa 2 đại học, nhưng ra trường không biết gì’
\'Tôi là thủ khoa 2 trường đại học ở Việt Nam, nhưng ra trường, tôi không biết gì. Tôi đi học nước ngoài và chấp ... |
Đại học Mỹ khuyên sinh viên không dùng phần mềm tin nhắn ở Trung Quốc
Đại học Mỹ lo ngại sinh viên có thể vướng vào cáo buộc hoặc bị ngăn xuất cảnh vì dùng phần mềm nhắn tin WeChat ... |
"Thiên đường" của giới trẻ Trung Quốc sau kỳ thi đại học khắc nghiệt
Với phần lớn người trẻ Trung Quốc, đại học là "thiên đường". Ở đó, họ không phải học 15 tiếng mỗi ngày, cạnh tranh từng ... |