Khi thuốc mê chưa được phát minh, bác sĩ phẫu thuật không gây mê, tiếng rên rỉ gào thét của bệnh nhân vang khắp phòng mổ.
Trước khi thuốc gây mê được sáng chế năm 1846, tất cả ca phẫu thuật lớn nhỏ, từ nhổ răng, phẫu thuật cắt vú, mổ mắt, mổ bắt con... đều được thực hiện khi bệnh nhân tỉnh táo, là nỗi ám ảnh kinh hoàng.
Các bác sĩ phải thao tác cực nhanh và chính xác để giảm đau đớn cho bệnh nhân và tăng tỷ lệ sống sót. Mỗi ca phẫu thuật trung bình chỉ kéo dài từ 45 giây đến 45 phút. Các y tá đứng xung quanh bàn mổ. Nhiệm vụ của họ là ghìm chân tay, cơ thể, không cho bệnh nhân giãy giụa. Sai sót về kỹ thuật mổ hiếm khi xảy ra, song tỷ lệ thiệt mạng trong và sau phẫu thuật rất cao, trung bình cứ 4 bệnh nhân phẫu thuật lại có một người chế do sốc vì quá đau đớn, hoặc nhiễm trùng (tỷ lệ thiệt mạng 25%).
Robert Liston là bác sĩ phẫu thuật người Anh nổi tiếng với khả năng mổ đúng kỹ thuật, nhanh và tỷ lệ thiệt mạng thấp (chỉ 10%). Ông từng mổ lấy khối u 20 kg chỉ trong 4 phút, cắt tay bệnh nhân trong 28 giây.
Để có đủ thời gian làm quen cơ thể bệnh nhân, tìm hiểu kỹ tình trạng bệnh, đảm bảo ca phẫu thuật hiệu quả nhất có thể, một số bác sĩ yêu cầu bệnh nhân đến gặp nhiều lần trước khi ca phẫu thuật diễn ra, trò chuyện, massage mặt, chân tay cho những bệnh nhân này.
Đây cũng là một cách trấn an, động viên bệnh nhân, đồng thời khiến cơ thể họ bớt nhạy cảm khi bị tay bác sĩ, hay dụng cụ phẫu thuật chạm vào người. Bác sĩ người Mỹ Thomas Dent Mutter, một trong những bác sĩ tiên phong sử dụng thuốc gây mê trong phẫu thuật cũng từng áp dụng phương pháp này.
Nhân viên y tế hỗ trợ bác sĩ giữ chân tay bệnh nhân. (Ảnh: The best History Encyclopedia) |
Những bệnh nhân phẫu thuật phải trải qua nỗi sợ hãi, đau đớn thể xác và tinh thần khó lột tả. Nhà triết học người Mỹ Charles Sanders Perce từng gọi thế kỷ 19 là Thời đại của sự đau đớn, đề cập đến những cơn đau "thấu gan thấu thịt" và sự ám ảnh này.
Các bệnh nhân được so sánh với tù nhân chờ xử tử hình, lo lắng, sợ sệt đếm từng ngày, từng giờ trước khi bác sĩ phẫu thuật rung chuông báo hiệu giờ lên bàn mổ.
Nhiều người biết căn bệnh có thể cướp đi mạng sống nếu không được chữa trị nhưng vẫn chấp nhận để bệnh tiến triển rồi "ra đi một cách tự nhiên" chứ nhất quyết không làm phẫu thuật vì quá lo sợ và biết rằng họ cũng có thể chết trên bàn phẫu thuật vì quá đau đớn.
"Với họ, thời gian nằm trên bàn phẫu thuật là một khoảng thời gian đen tối, khủng khiếp không thể thoát ra được, họ như bị đẩy tới đường cùng", bà Linda Stratmann (Anh), tác giả cuốn Chloroform: The Quest for Oblivion nói. "Phần lớn những người dị tật, u nhọt chấp nhận sống với bệnh suốt đời. Tôi biết một phụ nữ có khối u buồng trứng to, nặng hơn trọng lượng cơ thể, nhưng nhất quyết không làm phẫu thuật".
Trong một ca phẫu thuật sỏi thận của bác sĩ Robert, một bệnh nhân do quá hoảng loạn, đau đớn đã nhảy khỏi bàn giữa ca mổ, khóa mình trong phòng vệ sinh. Robert và các đồng nghiệp sau đó phải phá cửa, đưa bệnh nhân trở lại bàn mổ và tiếp tục ca phẫu thuật.
Bác sĩ Robert Liston. (Ảnh: Wikipedia) |
Nhiều bệnh nhân nghĩ ra cách uống rượu tới say mềm để không còn nhận thức khi đang trên bàn mổ. Tuy nhiên, phần lớn các bác sĩ nửa đầu thế kỷ 19 không cho phép điều này. Họ tin rằng sự tỉnh táo của bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuật là chìa khóa của một ca mổ thành công. Bác sĩ, y tá liên tục trò chuyện, trấn an bệnh nhân trong khi đang phẫu thuật, hay thông báo với bệnh nhân "bạn vẫn còn sống".
Năm 1946, thuốc gây mê ether được tìm ra, dần được sử dụng trong các ca phẫu thuật. Song, trước khi lý thuyết mầm bệnh được công bố, sự hiểu biết về vi khuẩn, nhiễm trùng của con người còn hạn chế. Các bác sĩ thời đó vẫn luôn tranh cãi có cần thiết phải rửa sạch tay và các dụng cụ phẫu thuật trước khi bước vào ca mổ hay không. Do thiếu vệ sinh trong phòng mổ, kháng sinh chưa được sử dụng, tỷ lệ thiệt mạng trong và sau các ca phẫu thuật vẫn rất cao, dù bệnh nhân không còn chết vì mất máu, hay đau đớn như trước đó.
Thẩm mỹ viện Kangnam và Emcas bị dừng hoàn toàn gây mê sau sự cố 2 người tử vong |
Cuộc chiến âm thầm sau tấm màn xanh của bác sĩ gây mê |
Sử dụng 'nước hoa gây mê, kích dục' phạm tội: Thực hư? |