Trung Quốc vỡ mộng đường sắt cao tốc: Đừng chịu thiệt thòi!

''Đầu tư là cần thiết, song đầu tư phải có lộ trình, tầm nhìn phù hợp, không quá ngắn và cũng không quá xa.''

PV: Mới đây, bởi vì chương trình phát triển đường sắt cao tốc đầy tham vọng mà khối nợ của Tập đoàn đường sắt Trung Quốc (CRC) ngày càng phình to, lên đến 700 tỷ đô la Mỹ.

Sau 12 năm chiều dài mạng lưới đường sắt cao tốc đã đạt đến 20.000km, tương lai dự báo năm 2020 sẽ có thêm 10.000km nữa. Trong hai năm qua, CRC đã phải chi 155 tỷ nhân dân tệ để trả nợ, trong khi doanh thu hàng năm bắt đầu vào đà giảm kể từ năm 2014.

Có thể thấy đường sắt cao tốc chính là con dao hai lưỡi đối với Bắc Kinh. Ông nhìn nhận ra sao về những con số trên, những con số trên minh chứng cho điều gì, thưa ông?

TS. Nguyễn Xuân Thủy: Trung Quốc là một đất nước rất rộng lớn nên việc phát triển hệ thống đường sắt cao tốc là đúng. Tuy nhiên việc đầu tư đó không được tính toán kỹ lưỡng trong từng giai đoạn, không có lộ trình hợp lý trong giới hạn nền kinh tế có thể chịu đựng được. Đường sắt Trung Quốc đã với quá xa so với khả năng thực tại của mình.

Thông thường, khi người ta đầu tư sẽ có lộ trình, tính toán kỹ thời gian hồi vốn và thời gian tạo ra lãi. Đối với CRC tôi cho rằng, họ đã không tính toán kỹ những vấn đề này, dẫn đến việc xây dựng quá nhanh, quá cấp tập những tuyến đường sắt cao tốc, khiến lượng vốn đổ vào quá nhiều và không kịp hoàn vốn.

Cũng giống như Việt Nam, chúng ta muốn xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, nhưng do nhận thức về quy hoạch chưa hợp lý nên buộc chúng ta phải dừng lại.

Nó là bài học cho các nhà quy hoạch. Không nên nghĩ là mình muốn làm cái gì cũng được, lãnh đạo quyết định cái gì thì cái đó phải là đúng. Về điều này, tôi cho là không hợp lý.

Đầu tư là cần thiết, song đầu tư phải có lộ trình, tầm nhìn phù hợp, không quá ngắn và cũng không quá xa.

trung quoc vo mong duong sat cao toc dung chiu thiet thoi
Trung Quốc vỡ mộng đường sắt cao tốc. Ảnh minh họa

PV: Trong khi các Tập đoàn đường sắt Trung Quốc đang phải đối diện với nguy cơ nợ nần vì công nghệ đường sắt cao tốc, thì Việt Nam lại đang nghiên cứu mua tàu Trung Quốc, hợp tác đầu tư làm đường sắt cao tốc theo công nghệ này. Như vậy có phải chúng ta thấy nguy cơ mà vẫn áp dụng hay không?

TS. Nguyễn Xuân Thủy: Tôi đã nhiều lần trao đổi về vấn đề này. Phải hết sức chú ý khi sử dụng công nghệ Trung Quốc. Chúng ta đã có bài học về tuyến đường Cát Linh - Hà Đông. Mặc dù họ giúp đỡ về ODA, song hiện tại họ gây quá nhiều khó khăn cho chúng ta.

Họ thường chào giá thấp hơn so với các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, và các nước Tây Âu. Thế nhưng khi triển khai dự án lại phát sinh vấn đề và đội vốn, chậm tiến độ.

Cách làm của Trung Quốc thiếu sòng phẳng, thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo những tiêu chí chính với đối tác như: Chất lượng-công nghệ; giá cả; tiến độ. 3 vấn đề này họ không đảm bảo được nên việc ký hợp đồng với Trung Quốc, chúng ta cần hết sức chú ý.

Chúng ta vẫn sẽ có những hợp đồng với Trung Quốc trên danh nghĩa quan hệ láng giềng, song đối với các công trình cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược như tàu điện ngầm, đường cao tốc, chúng ta nên hợp tác với các nước có độ tin cậy cao hơn như Nhật Bản, Pháp, Đức...

PV: Mới đây một Tập đoàn Trung Quốc cũng đề xuất muốn hợp tác làm 2 tuyến đường sắt cao tốc Lào Cai–Hà Nội–Hải Phòng và tuyến Đồng Đăng– Hà Nội–Hải Phòng, trước những lo ngại trên, đề xuất này cần phải cân nhắc ra sao?

TS. Nguyễn Xuân Thủy: Sẽ rất khó để nói về vấn đề này, bởi lẽ tuyến đường sắt nối sang Trung Quốc mà mình không hợp tác với Trung Quốc thì sẽ bị đánh giá là thiếu thân thiện.

Trong trường hợp đó, chúng ta hợp tác với Trung Quốc, nhưng phải hết sức cẩn thận. Cần rút kinh nghiệm từ những công trình trước, làm rõ hơn những điều khoản trong hợp đồng đấu thầu, tránh tình trạng nhà thầu Trung Quốc gây khó khăn cho chúng ta trong vấn đề tài chính, kỹ thuật, tiến độ.

Những đơn vị chịu trách nhiệm quy hoạch, quản lý dự án, đặc biệt là Bộ Kế hoạch Đầu Tư, Bộ Tài chính, Bộ GTVT cần cử những chuyên gia giỏi, những người có kinh nghiệm, trách nhiệm, nghiên cứu để đưa ra được những hợp đồng chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Trước khi ký hợp đồng phải đi khảo sát những công trình mà nhà thầu đó đã làm, thậm chí là kiểm tra năng lực và công nghệ thi công của những nhà thầu này.

PV: Các nước trên thế giới như Indonesia, Anh, Thái Lan đã từ chối việc nhận vốn đầu tư làm đường sắt cao tốc từ Trung Quốc, vậy Việt Nam cần tính toán ra sao?

TS. Nguyễn Xuân Thủy: Trung Quốc cấp ODA cho Việt Nam cũng phải có ràng buộc nhất định. Không phải anh đưa ODA cho tôi rồi anh muốn làm gì thì làm. Anh cấp ODA song anh cũng phải làm hết trách nhiệm để đảm bảo nguồn vốn tác động hiệu quả đến nền kinh tế đất nước tôi.

Do đó, chúng ta phải đảm bảo hợp đồng giữa hai bên, nhất là các điều khoản về công nghệ, thời gian, giá. Nếu phía Trung Quốc không đảm bảo được những điều khoản đó thì dứt khoát Việt Nam phải chọn phương án 2 để nắm thế chủ động. Không nên phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, kể cả là vấn đề tài chính.

Ví dụ, nếu ODA có thời hạn thì phải chuyển tiền vào thời điểm nào, nếu anh không chuyển anh sẽ bị phạt như thế nào? Nếu anh hứa sử dụng công nghệ cao nhưng rồi lại dùng công nghệ yếu kém thì phải xử phạt như thế nào? Những điều này cần rõ ràng, minh bạch. Thời gian vừa qua chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào ODA và chịu quá nhiều thiệt thòi bởi nguồn vốn ODA của Trung Quốc.

trung quoc vo mong duong sat cao toc dung chiu thiet thoi “Hơn 60 ngàn tỷ cho cao tốc Bắc - Nam không phải là chuyện quá khó”

Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật nhận định như vậy khi nói về việc thu xếp vốn cho Dự án ...

trung quoc vo mong duong sat cao toc dung chiu thiet thoi Trung Quốc ngập nợ vì đường sắt cao tốc: Tự sập bẫy?

Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc (CRG) - công ty quốc doanh điều hành hệ thống tàu cao tốc, đang khổ sở với khoản ...

trung quoc vo mong duong sat cao toc dung chiu thiet thoi Cao tốc Nội Bài-Lào Cai xuống cấp: Lái xe kêu trời...

Rất nhiều tài xế đi tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai phản ánh nền đường đang bị xuống cấp trầm trọng, rất nguy hiểm.

trung quoc vo mong duong sat cao toc dung chiu thiet thoi Đường sắt xin vay ngàn tỷ: Chắp vá còn hơn làm ĐSCT?

Cho rằng đường sắt cao tốc Bắc-Nam (ĐSCT) đòi hỏi quá nhiều tiền, theo KS Trần Dân cho rằng, từ nay đến năm 2020 chỉ nên cải ...

(http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/trung-quoc-vo-mong-duong-sat-cao-toc-dung-chiu-thiet-thoi-3344862/)

/ Theo Sơn Ca/Đất Việt