Trung Quốc tung tiền tách Ấn Độ khỏi đồng minh

Trung Quốc vừa đưa ra đề nghị hỗ trợ kinh tế cho Bhutan trị giá 10 tỷ USD để nước này mềm mỏng hơn trong tranh chấp lãnh thổ và chia tay đồng minh Ấn Độ.

Tạp chí Nikkel Asian Review của Nhật Bản dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, kể từ khi nhận được lời đề nghị của Trung Quốc, phía Bhutan đã hạ giọng, không còn nói Trung Quốc vi phạm chủ quyền nước này ở cao nguyên Doklam.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Bhutan năm 2016 là 2,237 tỷ USD, tức là không bằng một phần tư số tiền mà quốc gia này vừa được Trung Quốc mời chào hỗ trợ.

Gói hỗ trợ 10 tỷ USD của Trung Quốc dành cho Bhutan bao gồm các khoản vay lãi suất thấp, đầu tư trực tiếp và viện trợ không hoàn lại. Đây rõ ràng là một lời đề nghị hấp dẫn khiến quốc gia nhỏ bé Bhutan phải cân nhắc.

Diễn biến mới này đang khiến cho mối quan hệ đồng minh giữa Bhutan và Ấn Độ trở nên phức tạp. Phía Ấn Độ từng nói quân đội tiến vào khu vực tranh chấp ở Doklam, để ngăn Trung Quốc xây đường sá, theo yêu cầu từ Bhutan.

Hiện chưa rõ Bhutan có yêu cầu quân đội Ấn Độ rời khỏi khu vực hay không, sau khi nhận được đề nghị từ phía Trung Quốc.

trung quoc tung tien tach an do khoi dong minh
Quốc vương Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: Economic Times

Ngay sau khi thông tin này xuất hiện, một đại diện chính quyền Bhutan đã ra thông cáo phủ nhận với truyền thông Ấn Độ, tuy nhiên, New Delhi dường như chưa hài lòng với lời giải thích này nên đã gửi thông điệp đến Bộ trưởng ngoại giao Bhutan, Damcho Dorji, cảnh báo đồng minh giữ vững lập trường cùng Ấn Độ, không nên đi theo Trung Quốc.

Theo thông tin từ chính phủ Ấn Độ, hiện có khoảng 320 lính Ấn Độ và 500 lính Trung Quốc đối mặt nhau khu vực cao nguyên Doklam, tuy nhiên, đằng sau họ là lực lượng 12.000 binh sĩ Ấn Độ và 16.000 quân Trung Quốc sẵn sàng cho tình huống xung đột nổ ra.

Năm 1947, thực dân Anh chuyển giao quyền bảo hộ xứ Bhutan cho Ấn Độ. Năm 2007, hai nước ký kết Hiệp ước hữu nghị Ấn Độ - Bhutan, trong đó có quy định cấm nước này sử dụng lãnh thổ của mình làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của nước kia và Ấn Độ cam kết sẽ bảo vệ Bhutan trong trường hợp chiến tranh xảy ra với Bhutan.

Trong bài viết trên Trí thức trẻ, ông Trần Đức Mậu, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại CHLB Đức nhận định, cái hiểm hóc trong chiêu thức 10 tỷ USD của Trung Quốc là số tiền hấp dẫn quá mức Bhutan có thể khước từ - trừ khi Ấn Độ chịu mời chào tương tự - và giúp Trung Quốc bắn một mũi tên trúng đồng thời hai đích là thu phục được Bhutan vào quỹ đạo chi dẫn dắt của mình, phân hóa Bhutan với Ấn Độ, đồng thời đẩy Ấn Độ hoàn toàn ra khỏi cao nguyên Doklam.

Chỉ cần Bhutan tuyên bố là không có chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Bhutan và Trung Quốc ở nơi này thì Ấn Độ ngay lập tức không còn lý do gì để triển khai quân đội ở nơi đây. Khi ấy, Trung Quốc sẽ biện luận Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc xâm phạm biên giới quốc gia khác.

"Với cú đòn hiểm này, Trung Quốc đặt Bhutan trước quyết định lựa chọn khó khăn mà quyết định ấy có như thế nào thì cũng động chạm đến tương lai của đất nước", ông Trần Đức Mậu nhận xét.

Chiêu thức nói trên cũng đã được Trung Quốc sử dụng với Nepal, một đồng minh khác của Ấn Độ.

Năm 2017, Bắc Kinh cam kết cho vay 8,3 tỷ USD để xây dựng các tuyến đường và nhà máy thủy điện ở Nepal, bỏ xa mức cam kết 317 triệu USD của Ấn Độ.

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ khiến Nepal rơi vào hoàn cảnh khó xử và luôn tìm cách duy trì quan điểm trung lập.

Theo bài viết gần đây của báo Ấn Độ The Times of India, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Nepal Krishna Bahadur Mahara nói rằng, nước này “sẽ không đứng về bên nào”, Nepal "sẽ không bị lôi kéo" vào tranh chấp biên giới, cũng không bị "ảnh hưởng" bởi Trung Quốc hay Ấn Độ.

Một số chuyên gia cảnh báo Nepal đang trở thành chiến trường thực tế của cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Ấn Độ và Trung Quốc mà Nepal phải xử lý cẩn thận.

trung quoc tung tien tach an do khoi dong minh Trung Quốc thay tổng tham mưu trưởng quân đội

Trung Quốc vừa bổ nhiệm một viên tướng từng tham gia chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979 làm tổng ...

trung quoc tung tien tach an do khoi dong minh Hải quân Trung Quốc tập trận dằn mặt Ấn Độ

Hải quân Trung Quốc vừa tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật ở Ấn Độ Dương, với giả định tấn công tàu ‘kẻ thù’, ...

trung quoc tung tien tach an do khoi dong minh Căng thẳng dai dẳng ở biên giới Trung - Ấn

Căng thẳng Trung - Ấn kéo dài, phản ánh thế cạnh tranh và sự thiếu tin tưởng lẫn nhau đã tồn tại từ lâu giữa ...

trung quoc tung tien tach an do khoi dong minh Ấn Độ hụt hơi trước Trung Quốc trong cuộc đua tại Nepal

Trung Quốc đã bỏ xa Ấn Độ về mức cam kết cho vay để tiến hành các dự án ở Nepal.

(http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/trung-quoc-tung-tien-tach-an-do-khoi-dong-minh-3341919/)

Theo Đất Việt