Trung Quốc tính giăng vệ tinh giám sát toàn Biển Đông

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, tỉnh Hải Nam sẽ phóng bốn vệ tinh vào cuối năm nay nhằm mục đích giám sát hoạt động của tàu thuyền đi lại trên Biển Đông.

Ông Yang Tianliang, nhà thiết kế chính của Hệ thống Chòm sao Vệ tinh Quan sát Trái đất Hải Nam cho biết bốn vệ tinh quan sát Trái đất Hải Nam-1 đã được lắp ráp và dự kiến được đưa lên quỹ đạo trong chuyến bay thứ hai của tên lửa đẩy Trường Chinh 8 phóng từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Văn Xương, Hải Nam.

Tờ China Daily cho biết Hải Nam 1 sẽ là “mạng lưới trên không gian” đầu tiên của đảo Hải Nam. Hai vệ tinh khác là Tam Á 1 và Tam Sa 1 sẽ gia nhập vào mạng lưới này trong vòng 2-3 năm tới.

Hải Nam 1-01 được trang bị camera góc rộng, độ nét cao, giúp xác định và giám sát các vật thể di động trên biển, đặc biệt là tàu.

Trung Quốc tính giăng vệ tinh giám sát toàn Biển Đông - 1
Tên lửa đẩy Trường Chinh 7A phóng từ đảo Hải Nam hôm 12/3. (Ảnh: China Daily)

Hệ thống nhận dạng tự động của Hải Nam 1-01 có thể tiếp nhận các tín hiệu bao gồm dữ liệu về vị trí, hướng đi, tốc độ của tàu đang di chuyển.

Hải Nam 1-02 có nhiệm vụ quan sát các cảng, đảo và tàu bè. Hainan 1-03 và Hainan 1-04 sẽ sử dụng camera góc rộng để lập bản đồ các khu vực được chỉ định.

Yang Tianliang tuyên bố mục tiêu quan trọng nhất của chương trình là đảm bảo hợp tác nhằm hình thành ngành công nghiệp vũ trụ thương mại, đồng thời đề cập tới "một mạng lưới gồm 10 vệ tinh có khả năng giám sát toàn bộ Biển Đông trong thời gian thực".

Yang Tianliang khẳng định mạng lưới này sẽ "giúp Trung Quốc bảo vệ tốt hơn chủ quyền, phát triển khu vực và đối phó với các tình huống bất ngờ".

Hồi giữa năm 2018, khi công bố kế hoạch phóng một loạt vệ tinh được thiết kế để giám sát Biển Đông, Yang Tianliang cho biết toàn bộ khu vực Biển Đông có thể được giám sát trong vài ngày, thay vì từ 2-3 tháng.

"Từng rạn san hô và đảo, cũng như mỗi tàu thuyền ở Biển Đông sẽ được theo dõi bằng mắt vũ trụ", ông này nói.

Thông tin về đợt phóng vệ tinh giám sát Biển Đông của Trung Quốc được công bố trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở vùng biển này thời gian gần đây.

Cuối tuần trước, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tiến vào Biển Đông cùng thời điểm một nhóm tác chiến viễn chinh của Hải quân Mỹ khép lại các cuộc tập trận.

Mỹ và Philippines hôm 12/4 cũng bắt đầu đợt tập trận chung kéo dài hai tuần, nối lại hoạt động huấn luyện thường niên sau một năm bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19.

Bất chấp đại dịch, Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang các hành động gây hấn ở Biển Đông như một phần trong tham vọng độc chiếm vùng biển này.

Các chuyên gia nhận đinh, các động thái gần đây của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh vẫn sẽ đẩy mạnh chính sách hiếu chiến ở Biển Đông.

Tàu sân bay Mỹ - Trung dằn mặt nhau trên Biển Đông Tàu sân bay Mỹ - Trung dằn mặt nhau trên Biển Đông

Việc hai nhóm tàu sân bay của Mỹ và Trung Quốc xuất hiện cùng lúc trên Biển Đông được cho động thái răn đe lẫn ...

Trung Quốc không có quyền lộng hành "chiến thuật vùng xám" ở đá Ba Đầu Trung Quốc không có quyền lộng hành "chiến thuật vùng xám" ở đá Ba Đầu

Bắc Kinh đang tiếp tục sử dụng “chiến thuật vùng xám” nhằm mở rộng kiểm soát không gian biển, mưu đồ thâu tóm Biển Đông, ...

/ vtc.vn