Trung Quốc "bủa vây" Biển Đông từ lòng biển

Việc Mỹ triển khai những máy bay săn ngầm hiện đại nhất tới Biển Đông trong khi Trung Quốc tiến hành tập trận hải quân ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép phần nào cho thấy hai cường quốc hàng đầu này đang “so găng” trong lòng biển khi mà Bắc Kinh ráo riết quân sự hóa Biển Đông cả trên mặt biển, trên không và trong lòng biển.

trung quoc bua vay bien dong tu long bien
Cặp đôi tàu ngầm hạt nhân Type 094 lớp Tấn hiện đại nhất hiện nay của Trung Quốc với 12 ống phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân JL-2 có tầm bắn 7.500km

Cuộc đua ngầm kiểm soát lòng Biển Đông

Ngoài tuyên bố bất hợp pháp về việc cấm tàu thuyền đi qua khu vực biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép để tổ chức tập trận hải quân từ ngày 1 đến 5-7, Trung Quốc không thông tin chi tiết về lực lượng cũng như mục đích của cuộc tập trận mới nhất trong hàng loạt cuộc diễn tập, tập trận ở Biển Đông thời gian ngắn vừa qua. Tuy nhiên, với việc Mỹ triển khai các loại máy bay săn ngầm hiện đại nhất tới hoạt động ở Biển Đông thời gian này đã cho thấy, cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc có sự tham gia của lực lượng tàu ngầm vốn đang được đầu tư, phát triển mạnh.

Với tham vọng trở thành một cường quốc đại dương, Trung Quốc với sự trỗi dậy nhanh chóng của sức mạnh kinh tế, đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã dồn lực phát triển quân đội, trong đó hải quân là lực lượng được ưu tiên hàng đầu. Sau tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh vốn được nâng cấp từ tàu sân bay Varyag của Ukraine do “thừa kế” từ Liên Xô trước đây, Trung Quốc đã dựa trên nguyên mẫu này để tự đóng tàu sân bay Sơn Đông với kích thước lớn hơn, mang được nhiều máy bay chiến đấu hơn.

Cùng với tàu sân bay, Trung Quốc xem phát triển lực lượng tàu ngầm, đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN), là “cặp bài trùng” chiến lược để họ trỗi dậy thành một cường quốc đại dương hàng đầu thế giới. Trung Quốc đã sớm bắt tay phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược từ cuối những năm 1950, song do hạn chế cả về tiềm lực kinh tế và kỹ thuật nên hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc không thể so sánh với lực lượng tàu ngầm của Mỹ khi đó.

Lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc bắt đầu gây chú ý với những chiếc tàu ngầm ngầm SSBN Type 094 lớp “Tấn” (Jing) đầu tiên xuất hiện đầu những năm 1990. Type 094 có trọng tải khoảng 11.000 tấn khi hoạt động dưới nước và được trang bị 12 tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân phóng từ tàu ngầm JL-2 (SLBM) với tầm bắn lên tới 7.500km.

Hiện Trung Quốc đang đóng tàu ngầm Type 096 lớp “Đường” (Tang). Chưa có thông số chính thức về Type 096, song loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất này của Trung Quốc được cho sẽ lớn hơn, chạy êm hơn và mang nhiều tên lửa hơn với 24 tên lửa JL-3 SLBM có tầm bắn 10.000km và mỗi tên lửa lại mang nhiều đầu đạn hạt nhân theo công nghệ đa đầu đạn phân hướng (MIRV) các đầu đạn hạt nhân.

Theo một báo cáo mới về sự phát triển của hải quân Trung Quốc lưu hành tại Quốc hội Mỹ giữa tháng 4 vừa qua, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc hiện có khoảng 66 tàu ngầm các loại và sẽ tăng lên 76 chiếc vào năm 2030. Hải quân Trung Quốc hiện đã có ít nhất 6 tàu ngầm lớp Type 094, gồm 2 chiếc mới nhất và hiện đại nhất đưa vào biên chế nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập lực lượng hải quân nước này tháng 4-2019. Trung Quốc có thể sẽ chế tạo 6-8 tàu ngầm Type 094 trước khi chuyển sang sản xuất thế hệ tiếp Type 096 từ đầu những năm 2020.

Không ngồi yên trước mối đe dọa tàu ngầm Trung Quốc

Với tốc độ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc ngày càng trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng, nhất là với các quốc gia có tiềm lực quân sự chưa mạnh trong khu vực. Theo các chuyên gia quân sự, trong số 6 chiếc tàu ngầm Type 094 đang hoạt động hiện nay, có tới 4 chiếc đầu tiên được trang bị cho Hạm đội Nam Hải với địa bàn hoạt động chủ yếu ở Biển Đông. Hạm đội tàu ngầm mạnh nhất của hải quân Trung Quốc có căn cứ chính tại căn cứ hải quân Du Lâm với các cửa vào hang núi cho tàu ngầm rộng hơn 23m và rất thuận tiện cho việc cơ động ra Biển Đông trong thời gian ngắn.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, Trung Quốc đang leo lên những nấc thang ngày càng nguy hiểm hơn trong kế hoạch quân sự hóa toàn diện Biển Đông. Sau khi thiết lập các căn cứ quân sự ở đảo Hải Nam cũng như các căn cứ quân sự tiền đồn đặt tại các đảo, thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, Bắc Kinh tiếp tục triển khai các trang thiết bị, vũ khí để có thể kiểm soát hoàn toàn Biển Đông trên mặt biển, trên không và trong lòng biển.

Lực lượng hải quân Trung Quốc một khi chiếm ưu thế, tiến tới kiểm soát dưới mặt Biển Đông sẽ tạo ra mối đe dọa cho bất kỳ tàu thuyền hay lực lượng hải quân cũng như các quốc gia nào trong khu vực. Trong trường hợp triển khai tàu ngầm Type 096 ở Biển Đông tới đây, Trung Quốc có thể tấn công nước Mỹ với các tên lửa hạt nhân đa đầu đạn.

Mỹ và các đồng minh cũng như các quốc gia khu vực đều nhận rõ mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng từ lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc, đặc biệt là tàu ngầm SSBN, và có những biện pháp ứng phó. Trong những tháng gần đây, Mỹ liên tiếp triển khai máy bay săn ngầm P-8A thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông, có những chuyến áp sát căn cứ Du Lâm tuyệt mật của Trung Quốc ở đảo Hải Nam. Máy bay săn ngầm P-8A được trang bị radar tiên tiến AN/APS-154 có thể giúp phát hiện tàu ngầm ở nhiều độ sâu khác nhau, là công cụ răn đe đối với các tàu ngầm SSBN của Trung Quốc.

Vào giữa tháng 6 vừa qua, một tàu ngầm hạt nhân Mỹ đã được huy động để làm “quân xanh” cho soái hạm USS Blue Ridge của Mỹ tập trận trên vùng biển Philippines. Chỉ huy soái hạm USS Blue Ridge trong cuộc tập trận đã nói đầy ẩn ý: “Cần chuẩn bị tinh thần cho thủy thủ lỡ mai kia thấy tàu ngầm của ai đó”. Giới chuyên gia quân sự cho rằng, sự hiện diện ở Biển Đông của tàu ngầm Mỹ có thể kiềm chế các hoạt động đáng lo ngại của tàu ngầm Trung Quốc.

Không chỉ Mỹ mà các nước ngoài khu vực như Anh, Pháp, Canada… hay các thành viên trong “Tứ giác” an ninh (Mỹ - Nhật Bản - Australia - Ấn Độ) ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng có kế hoạch hoặc đã triển khai tàu chiến, máy bay đến Biển Đông để phòng ngừa tàu ngầm Trung Quốc. Hải quân đã có phương án tác chiến đối phó với lực lượng tàu ngầm Trung Quốc. Trung Quốc dù phát triển hạm đội tàu ngầm hòng “bủa vây” Biển Đông từ lòng biển, song các cường quốc khác chắc chắn không ngồi yên trước toan tính dùng sức mạnh quân sự biến vùng biển này thành “ao nhà” của Bắc Kinh.

trung quoc bua vay bien dong tu long bien Chiến hạm Mỹ áp sát tàu khảo sát Trung Quốc ở Biển Đông

Hải quân Mỹ xác nhận tàu tác chiến ven bờ USS Gabrielle Giffords áp sát tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc đang ...

trung quoc bua vay bien dong tu long bien Trung Quốc liên tục gây hấn với láng giềng nhằm mục đích gì?

Chuyên gia cho rằng, Trung Quốc lợi dụng thời cơ, liên tục gây hấn với các nước láng giềng, nhằm mục đích thực hiện tham ...

trung quoc bua vay bien dong tu long bien Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố tập trận trái phép ở Hoàng Sa

Cục Hải sự Hải Nam (Trung Quốc) ngang nhiên ra thông báo, quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức tập trận trái phép tại quần ...

/ anninhthudo.vn