Với mức tăng trưởng đáng ngưỡng mộ 14% vào năm 2016, Trùng Khánh (Trung Quốc) là thành phố có ngành du lịch phát triển nhanh nhất thế giới.
Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) đưa ra số liệu này sau khi tiến hành khảo sát 65 thành phố về sự đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế. Sự phát triển của Trùng Khánh phần lớn là nhờ sự nổi tiếng của thành phố trong cộng đồng khách du lịch. Ảnh: Stephane De Sakutin/AFP/Getty Images.
Trùng Khánh trước đây thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nhưng hiện nay là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc với dân số khoảng 30 triệu người. 3 thành phố trực thuộc trung ương còn lại là Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân. Ảnh: Stephane De Sakutin/AFP/Getty Images.
Lẩu cay Trùng Khánh nổi tiếng với nước dùng cay tê lưỡi là một trong những điều cuốn hút du khách nhất của thành phố. Đặc sản này nổi tiếng đến mức thành phố đã phát hành bộ hướng dẫn chính thức về cách phục vụ, nhằm đảm bảo chất lượng cho 30.000 quán lẩu tại đây. Ảnh: Mark Ralston/AFP/Getty Images.
Các quy tắc đề cập đến mọi quá trình liên quan tới việc vận hành một cửa hàng lẩu. Chẳng hạn như nhân viên nên nhắc thực khách rằng các nguyên liệu nên nhúng trong nước lẩu bao lâu trước khi ăn. Trong ảnh là một vài hũ ớt lên men trong số 5.000 hũ tại một nhà máy lẩu ở Trùng Khánh. Ảnh: Mark Ralston/AFP/Getty Images.
Ngoài ra còn có một lễ hội lẩu thường niên ở thành phố. Năm 2017 là lần thứ 9 lễ hội diễn ra, được tổ chức từ ngày 9-12/11. Ảnh: STR/AFP/Getty Images.
Với vị trí nằm bên bờ sông Dương Tử, Trùng Khánh là điểm xuất phát phổ biến với những du khách muốn đến tham quan đập Tam Hiệp. Vùng thung lũng sông rộng lớn vẫn giữ được nét hấp dẫn dù đã bị chìm một phần sau khi xây dựng con đập khổng lồ. Ảnh: Fred Dufour/AFP/Getty Images.
Một chiếc thuyền lướt qua hẻm núi Vu Hiệp (hay còn gọi là hẻm núi sương mù) trên sông Dương Tử, đoạn gần huyện Vu Sơn. Ảnh: Andrew Wong/Getty Images Asia Pac/Getty Images.
Những năm gần đây, Trùng Khánh đã tu sửa nhiều công trình cũ thành điểm du lịch, trong đó có tuyến cáp treo sông Dương Tử. Tuyến cáp treo dài 5 phút được xây dựng vào năm 1987 từng là con đường chính để vượt sông. Ảnh: STR/AFP/Getty Images.
Tuy nhiên, khi nhiều cây cầu mới xuất hiện, lượng người dùng cáp treo cũng giảm. Sau khi đổi mới, tuyến cáp treo được mở cửa lại vào năm 2014 với vai trò là điểm du lịch. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, địa điểm này đã tiếp đón hơn 2,8 triệu du khách. Ảnh: China Photos/Getty Images AsiaPac/Getty Images.
Bên cạnh đó, Trùng Khánh cũng đã chuyển đổi khoảng 10 khu vực nhà máy bỏ hoang thành trung tâm sáng tạo và nghệ thuật, nổi bật là Công viên Eling và Công viên Sáng tạo và Nghệ thuật Maoer. Eling từng là một nhà máy in tiền vào những năm 1950, giờ đây trở thành điểm đến của giới trẻ với hàng loạt quán bar và cà phê. Còn Maoer trước đây là một nhà máy hóa chất, sau đó cải tạo thành khu giải trí với một rạp chiếu phim, khu ăn uống và chợ đêm. Ảnh: Nicolas Asfouri/AFP/Getty Images.
Đền Arhat là một chốn yên bình giữa lòng thành phố nhộn nhịp. Nơi đây có một sảnh lớn xếp đầy các bức tượng nhiều màu sắc. Cục Du lịch Trùng Khánh xác nhận sẽ xây dựng hơn 10 dự án du lịch quy mô lớn khắp thành phố với tổng diện tích lên tới hơn 15 triệu m2. Ảnh: Nicolas Asfouri/AFP/Getty Images.
Trùng Khánh nổi tiếng là một trong những thành phố có thời tiết mùa hè nóng nhất Trung Quốc. Người dân ở đây chống lại cái nóng bằng cách chuyển bàn mạt chược ra các bể bơi. Ảnh: STR/AFP/Getty Images.
Những đặc sản cay chảy nước mắt trên thế giới
Nếu là người không ăn được cay, tốt nhất bạn không nên thử những món ăn như otak otak, lẩu Trùng Khánh, cau-cau hay canh ... |
Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu vận tải vào Đông Nam Á
Các tuyến đường vận tải nối Trùng Khánh - Vientine tới Bangkok và tới Hà Nội đã đi vào hoạt động. |
https://news.zing.vn/trung-khanh-thanh-pho-phat-trien-du-lich-nhanh-nhat-the-gioi-post797066.html