Tinh dầu sả có tác dụng khử mùi hôi tanh, xua đuổi ruồi muỗi, chữa cúm và phòng các bệnh truyền nhiễm.
Tiến sĩ Võ Văn Chi cho biết sả có tên gọi khác là sả chanh, mao hương. Cây có tên khoa học là cymbopogon, citratus (DC.). Stapf, thuộc họ lúa Poaceae. Đây là loài cây thảo sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Sả thường được trồng trên đồi, ruộng vườn, bờ sông, bờ ao ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ.
Cây sả có thể xua đuổi muỗi và phòng bệnh |
Người ta dùng toàn cây sả để làm thuốc, thu hái quanh năm, rửa sạch và phơi trong râm mát cho khô. Nghiên cứu thành phần dược lý cho thấy cây xả chứa khoảng 1 đến 2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh, thành phần chủ yếu là citral (65 đến 85%), geraniol (40%).
Theo Đông y, sả có vị ngọt, tính ấm, mùi thơm, tác dụng khư phong thanh thấp, tán hàn giải biểu, thông kinh lạc, tiêu thũng, phòng côn trùng cắn. Ở nước ta từ lâu người dân đã dùng sả làm gia vị và làm thuốc trừ tà khí, giải cảm hàn thấp, nóng sốt, đau bụng lạnh dạ, nôn mửa.
Ngày nay sả được dùng phổ biến để chữa cảm mạo, nóng sốt, đau đầu, đau dạ dày, tiêu chảy, phong thấp tê đau, viêm tai giữa, có mủ, ho, cước khí, kinh nguyệt không đều, phù thũng khi có mang. Tinh dầu sả dùng để khử mùi hôi tanh, xua ruồi muỗi, người ta dùng toàn cây sả để chưng cất tinh dầu. Cây này dùng xoa ngoài chữa cúm và phòng bệnh truyền nhiễm.
Liều dùng: Mỗi ngày từ 10 đến 15 g sả hoặc một lượng nhỏ tinh dầu. Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc hay từ cây sả như sau:
Trị đau dạ dày: Dùng cây sả tươi 30 đến 45 g đun sôi uống.
Đòn ngã tổn thương: Dùng 30 đến 45 g cây sả tươi đun sôi trong nước, cho thêm chút rượu để uống.
Hôi miệng, hôi nách: Bột củ sả 10 phần, phèn phi phần, trộn đều, luyện thành viên để uống.