Trận không chiến định mệnh dài 8 phút của phi công Mỹ

Nhóm phi công lái máy bay chiến đấu của hải quân Mỹ bắn hạ một chiến đấu cơ của không quân Syria hôm 186 đã tường thuật chi tiết trận không chiến định mệnh kéo dài 8 phút.

tran khong chien dinh menh dai 8 phut cua phi cong my

Vụ bắn hạ máy bay trên là lần tiêu diệt "không đối không" đầu tiên của quân Mỹ từ năm 1999 và là lần đầu của hải quân Mỹ từ năm 1991, Sputnik đưa tin.

Bốn phi công tham gia vụ bắn hạ chiến cơ của Syria mới đây đã tham dự hội nghị chuyên đề Tailhook 2017 - sự kiện nhằm khuyến khích tình thân giữa các phi công của hải quân Mỹ. Tại đây, họ đã mô tả chi tiết trận không chiến giữa một máy bay chiến đấu Mỹ F/A-18E Super Hornet và Su-22 Fitter của không quân Syria trên bầu trời Raqqa, Syria.

Các phi công xuất phát từ tàu sân bay George W.Bush, vốn có mặt tại biển Địa Trung Hải vài ngày trước đó. Phi công Michael "MOB" Tremel cho hay, ông và phi công yểm trợ Jo Jo Krueger thực hiện sứ mệnh đơn giản là hỗ trợ trên không cho Lực lượng dân chủ Syria (SDF) - đồng minh của Mỹ.

"Chúng tôi tới Raqqa, vào thời điểm đó, khu vực này khá nóng và có rất nhiều phi công khác đang thả bom", Tremel kể.

Tremel và Krueger phối hợp với hai chiến đấu cơ Hornet khác cũng xuất phát từ tàu sân bay Bush. Sau đó, họ phát hiện một chiếc Su-22 đang lượn vòng phía trên. Theo Tremel, ban đầu, họ nghĩ máy bay đó là của không quân Nga - hình ảnh không hiếm trên bầu trời Syria.

Ban đầu, Tremel quyết định giám sát các hoạt động của Su-24. Trong khi Tremel cố tìm ID của máy bay thì Krueger tập trung vào việc liên lạc với máy bay. Không lâu sau, nhóm phi công Super Hornet nhận thấy, máy bay đó không phải của Nga mà là của Syria.

Ngay sau khi nhận diện được, Tremel phát đi hàng loạt thông điệp tới chiếc Su-22. Tuy nhiên, chiếc Su-22 vẫn cứ tiến gần bộ binh Syria đang ở trên mặt đất.

Tremel cho hay, ông và phi công yểm trợ Krueger đã thực hiện hàng loạt lượt bay sát phía trên chiếc Su-22 cùng lúc đưa ra cảnh báo. Hành động này nhằm đe dọa để chiếc Su-22 phải quay đầu, song họ lại nhận được kết quả trái ngược.

Sau khi chiếc Su-22 lao lên, Tremel quyết định bắn một tên lửa AIM-9X Sidewinder được dẫn đường bằng tia hồng ngoại, nhưng không trúng. Ngay sau đó, Tremel lại phóng tên lửa thứ hai: tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 được dẫn đường bằng radar. Lần này, tên lửa bắn trúng đích và chiếc Su-22 lao xuống, phi công của nó bật ra ngoài.

Sau đó, Tremel và Kruegger quyết định quay về tàu George W Bush.

http://danviet.vn/the-gioi/tran-khong-chien-dinh-menh-dai-8-phut-cua-phi-cong-my-806359.html

/ Dân Việt