Hơn 30 tài xế dàn ôtô, căng băng rôn và phát loa phản đối việc Trạm BOT Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, bắt đầu thu phí.
Trạm BOT Ninh Xuân nằm trên quốc lộ 26, nối Khánh Hòa - Đăk Lăk, bắt đầu thu phí ngày 16/12, giá vé từ 25.000 đồng đến 120.000 đồng. Dự kiến Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 501 thu phí 24 năm để hoàn vốn hơn 800 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp 48 km quốc lộ 26.
Ngay buổi sáng, hàng chục tài xế chạy ôtô, xe tải đến dừng hai đầu trạm. Một tài xế đậu ôtô trong khu vực soát vé nêu lý do gặp sự cố rồi dừng lại nhiều giờ.
Tài xế dừng xe trong khu vực soát vé phản đối trạm thu phí Ninh Xuân sáng 16/12. Ảnh: Xuân Ngọc. |
Các tài xế cho rằng vị trí đặt trạm không hợp lý, bởi cách đó 10 km cũng có trạm BOT Ninh Lộc, trên quốc lộ 1A. "Chúng tôi ở đây muốn chở hàng vào Nha Trang phải qua hai trạm thu phí. Chi phí đội lên nhưng tôi không thể tăng tiền với khách hàng, đối tác được", tài xế Nguyễn Phi Nhạn (35 tuổi) nói.
Còn tài xế Nguyễn Chí Hiếu, 26 tuổi, nhà cách đó chừng 200 m, cho biết trước đây xe đi vào thị xã Ninh Hòa không tốn phí nhưng nay mỗi lần anh mất 40.000 đồng. "Một ngày tôi chở hàng qua lại cả chục lần, chi phí tăng lên vài trăm nghìn thì lấy tiền đâu tôi sống. Chúng tôi muốn trạm dời đi nơi khác", anh Hiếu nói.
Tình trạng phản đối của các tài xế kéo dài đến trưa, khiến khu vực ùn tắc. Chủ đầu tư buộc phải liên tục xả trạm. Cảnh sát giao thông, công an thị xã cùng nhiều lực lượng khác được huy động đến phân luồng giao thông, ổn định trật tự.
Vị trí trạm BOT Ninh Xuân bị tài xế phản ứng vì đặt gần trạm BOT Ninh Lộc. Ảnh: Lê Huyền. |
Ông Phan Xuân Hạnh (Trưởng trạm thu phí Ninh Xuân) cho hay, trước khi vào hoạt động đơn vị đã có công văn xin miễn, giảm cho hơn 2.950 ôtô ở 19 xã, phường của thị xã Ninh Hòa và được đồng ý. "Còn vị trí đặt trạm do cơ quan quản lý nhà nước tính toán, không phải do công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ ghi nhận ý kiến của người dân, tài xế để có hướng xử lý", ông Hạnh nói.
Ngoài trạm này, Khánh Hòa còn có trạm BOT Ninh Lộc tại thị xã Ninh Hòa và trạm BOT Cam Thịnh (TP Cam Ranh). Trong đó, trạm Ninh Lộc do Công ty BOT Đèo Cả làm chủ đầu tư từng bị các tài xế phản ứng. Họ cho rằng, vị trí trạm đặt không hợp lý do các xe đi từ quốc lộ 26 ra quốc lộ 1 về phía Nam (Đăk Lăk về Nha Trang) chỉ sử dụng gần 6 km dự án nhưng phải trả phí.
Kiến nghị gia hạn thu phí không dừng tới năm 2020 Nội dung trên vừa được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất với Chính phủ trong bối cảnh việc thu phí không dừng gặp nhiều ... |
Nhà đầu tư thu phí tự động xin phá sản, Bộ Giao thông yêu cầu phải 'sống' Nhiều lần công ty Thu phí không dừng VETC có văn bản kiến nghị Bộ GTVT cho được phá sản, dừng dự án thu phí ... |
Sẽ xóa trạm BOT gần cầu Vàm Cống Bộ Giao thông Vận tải thống nhất xóa trạm BOT T2 đặt sai vị trí trên quốc lộ 91, sau hơn 5 tháng ngừng thu phí vì ... |
Lỗ 300 tỷ, nhà đầu tư thu phí không dừng BOT trả dự án cho Bộ GTVT Trạm thu phí BOT trên cả nước phải hoàn thành thu phí tự động không dừng trước 31/12. Tuy nhiên, mới đây chủ đầu tư ... |
Xuân Ngọc