Hiện tượng rò rỉ hydrogen từ khí quyển khiến Trái Đất chuyển sang màu đỏ giống như sao Hỏa, một nhà khoa học cảnh báo.
Theo nhà vật lý thiên văn Anjali Tripathi, tầm chắn khí mỏng của Trái Đất bao gồm oxy cho phép sự sống phát triển trên hành tinh của chúng ta. Nhưng khi 180kg hydrogen đang bị rò rỉ ra bên ngoài mỗi phút, bầu khí quyển sẽ dần mất đi, Trái Đất biến thành một sa mạc đỏ như sao Hỏa.
“Bầu khí quyển không chỉ tồn tại trên Trái Đất và nó đang thoát ra bên ngoài với tốc độ đáng báo động”, Tripathi cảnh báo.
Vòng tròn sáng là phần khí quyển bị thoát ra ngoài vũ trụ. (Ảnh: NASA)
Theo nhà vật lý thiên văn này, không phải chỉ Trái Đất, mà tất cả các hành tinh đều đang phải trải qua hiện tượng tương tự.
Sao Hỏa có kích thước nhỏ hơn nhiều so với Trái Đất. Vì vậy lực hấp dẫn yếu của nó khó có thể giữ được khí quyển. Điều này khiến Hành tinh Đỏ có màu đỏ đặc trưng, Tripathi phân tích.
Cô này cũng cảnh báo rằng Mặt Trời đang ngày càng sáng hơn và hydrogen cũng đang thoát đi khỏi Trái Đất với tốc độ nhanh hơn, vì hiệu ứng nóng lên toàn cầu.
“Trong tương lai xa Trái Đất sẽ không khác gì sao Hỏa, trở thành một hành tinh khô cằn, đỏ rực”, Tripathi nói nhưng tin rằng viễn cảnh sẽ xảy ra sớm nhất là 3 tỷ năm nữa và chúng ta có đủ thời gian để đưa ra các giải pháp khắc phục.
Hé lộ lý do Hoa hậu Phương Khánh bị buộc bồi thường, giảm từ 3 tỷ đồng còn 500 triệu đồng
Tiết lộ lý do Hoa hậu Phương Khánh bị buộc bồi thường từ 3 tỷ đồng giảm xuống còn 500 triệu đồng khi tự ý ... |
Gợi ý hành trình chinh phục Nam Cực, vùng băng giá nhất Trái Đất
Đến Nam Cực, các tín đồ yêu du lịch sẽ có trải nghiệm độc nhất vô nhị trong cuộc đời, tận mắt ngắm vẻ đẹp ... |
Những thiên đường mùa đông đích thực trên Trái đất
Nam Cực, ngôi làng Gokayama ở Nhật Bản, Paris,…được coi là những thiên đường mùa đông thực sự trên thế giới. |