Trách nhiệm với người lao động

Chia sẻ những tình cảm của mình với công nhân, người lao động khu công nghiệp Đồng Nai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Cảm xúc của ngày gặp công nhân, người lao động cách đây 18 tháng vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí tôi.

Không phải chỉ là những tình cảm yêu quý tôi được đón nhận từ công nhân, mà canh cánh trong lòng là trách nhiệm của tôi với công nhân lao động, những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước”.

Thủ tướng cùng các công nhân dùng bữa tại nhà ăn tập thể. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Còn nhớ cách đây 18 tháng, ngay sau khi nhậm chức 3 tuần, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến với công nhân, người lao động tại khu công nghiệp tại Đồng Nai để lắng nghe tâm tư tình cảm, lắng nghe tiếng nói của người lao động, một lực lượng đặc biệt quan trọng mà theo ông, họ là những người trực tiếp làm ra của cải cho đất nước.

Cả buổi đối thoại với công nhân, ông chăm chú lắng nghe và trả lời từng câu hỏi về nguyện vọng của người lao động. Không chỉ dừng lại chuyện bữa ăn, nhà ở, đời sống văn hóa tinh thần, lương cho người lao động được đặt ra mà cả vấn đề mang tính chiến lược như làm sao nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng đã được Thủ tướng cùng người lao động đề cập đến.

Điều đáng mừng là ngay sau cuộc gặp gỡ này, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho từng cấp chính quyền phải giải quyết tới cùng nguyện vọng chính đáng của người lao động.

Có thể nói, chính sự sâu sát, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng khu công nghiệp, chính quyền sở tại mà những vấn đề được coi là điểm nghẽn tại nhiều khu công nghiệp như lương thấp, nhà ở không đảm bảo, chất lượng bữa ăn kém… đã có nhiều cải thiện rõ rệt so với lần đầu Thủ tướng đến với công nhân.

Từ chỗ, Đồng Nai rất nhiều công nhân còn phải sống trong những căn nhà trọ xập xệ, con cái họ phải gửi ở các điểm trông trẻ tại gia...thì cho đến thời điểm này, tình hình đã thay đổi rất nhiều.

Từ chỗ ở, đến bữa ăn cho công nhân cũng ngày càng sạch hơn và chất lượng hơn, nhiều công ty đã xây dựng các siêu thị giá rẻ bán lương thực, thực phẩm cho công nhân.

Mừng hơn cả chính là mức lương tối thiểu của công nhân tại Đồng Nai đã tăng lên 7%, tiền thưởng Tết cũng khá cao khi mức thưởng bình quân ở các doanh nghiệp FDI là gần 6 triệu đồng/người.

Ngoài những thu nhập trên, công nhân còn được hỗ trợ tiền nhà ở, tiền đi lại, phụ cấp nuôi con nhỏ, phụ cấp thâm niên…Rõ ràng, so với ngày này hơn 1 năm trước, bộ mặt cuộc sống của người lao động đã được cải thiện rất nhiều.

Tận mắt chứng kiến cuộc sống của công nhân, cùng dùng suất ăn ca với công nhân, thăm khu nhà trọ công nhân, trường mầm non, phòng khám đa khoa, siêu thị công đoàn…

Thủ tướng nói rằng cá nhân ông rất mừng vì đời sống của công nhân đã dần được cải thiện. Tuy vậy, đây mới chỉ là bước đầu, còn nhiều việc phải làm để nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của công nhân.

Lương thấp chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu là chuyện thường ngày của công nhân, nhất là công nhân có quê ở xa. Theo kết quả điều tra về thu nhập, đời sống của công nhân trong các doanh nghiệp năm 2017 do Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) tiến hành chỉ có 1,8% công nhân cho biết mức điều chỉnh lương tối thiểu (LTT) năm 2017 là cao; 42,9% công nhân cho là phù hợp và 55,3% người lao động cho là còn thấp. chị N.T.N.A - CN Công ty Nissei (KCN Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội - địa bàn áp dụng mức LTT vùng 1) - cho biết, chị và chồng đang thuê trọ tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh.

Cụ thể, thu nhập một tháng của chị là 4,6 triệu đồng; của chồng là 5 triệu đồng, tổng cộng một tháng được 9,5 triệu đồng, thế nhưng bao nhiêu thứ phải chi.

Anh chị đã có 1 cháu trai, gửi về quê cho ông bà trông. Vì vậy hằng tháng, vợ chồng chị phải gửi cho ông bà 2,5 triệu đồng; tiền thuê trọ, tiền điện nước 1,5 triệu đồng; tiền ăn cho cả gia đình 2 triệu đồng/tháng; và rất nhiều khoản tiền khác nữa…

Tính ra, mặc dù sống rất tằn tiện, không dám tiêu những gì không bức thiết, nhưng một tháng cả hai vợ chồng chẳng dành dụm được đồng nào.

Đó mới chỉ là vấn đề lương còn rất nhiều vấn đề khác có liên quan đến đời sống công nhân như nhà ở ra sao, đời sống văn hóa tinh thần thế nào, chính sách bảo hiểm xã hội, y tế….người lao động cần Chính phủ tháo gỡ bằng hành động thiết thực chứ không chỉ là lời nói.

“Chính phủ đã và tiếp tục có những chính sách nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân”, việc làm này sẽ không dừng ở lời nói mà bằng hành động - Thủ tướng cho biết.

Các cuộc tiếp xúc liên tiếp với công nhân, lắng nghe, giải quyết kiến nghị của người lao động đồng thời giám sát các cấp các ngành trong thực hiện lời hứa với người lao động qua đó từng bước nâng cao đời sống cho người lao động là câu trả lời rõ ràng nhất của người đứng đầu Chính phủ trong việc chăm lo đời sống cho công nhân.

Chính phủ, chính quyền các cấp hết sức chăm lo cho người lao động thì cũng đòi hỏi sự góp sức, sự chuyển mình của chính giai cấp công nhân, Thủ tướng cho rằng vấn đề phát triển trong thời đại hiện nay đòi hỏi sự tự giác hợp lực, bởi vì trí tuệ đã trở thành nguồn lực cho sự phát triển.

Người lao động có kỹ năng là một bộ phận cấu thành của doanh nghiệp; người lao động trí tuệ và lao động tự giác là tài sản quý của doanh nghiệp.

Cho nên tất cả người lao động, công nhân đều phải cố gắng học nhiều hơn, làm việc tích cực hơn, nghiên cứu từ lý thuyết đến thực hành nhiều hơn và hoạt động thiết thực, hữu ích hơn.

“Tôi tin tưởng giai cấp công nhân Việt Nam luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, luôn nhanh chóng thích ứng với mọi sự thay đổi. Tôi mong các doanh nghiệp không chỉ tìm thấy người lao động là nguồn nhân lực mà còn nhận rõ hơn những giá trị cao quý hơn, một khi có nhận thức đúng, phát huy đầy đủ phẩm chất công nhân Việt Nam”.

Thủ tướng đề nghị các cơ quan nhà nước, các cấp công đoàn, đặc biệt là lãnh đạo các doanh nghiệp cùng lo cho giai cấp công nhân bớt khó khăn vất vả.

Thủ tướng hy vọng với cuộc gặp gỡ lần này sẽ có tiếng nói chung về tăng năng suất lao động. Chính phủ mong muốn mỗi người lao động phải tự phấn đấu, nỗ lực học tập, không ngừng rèn luyện để thành những người thợ giỏi, công nhân kỹ thuật xuất sắc vì gia đình, vì doanh nghiệp và vì đất nước.

Lương thấp rồi mà còn giảm nữa thì sống sao?

Từ ngày 1.1.2018 trở đi, chiếu theo Luật BHXH mới thì tỉ lệ hưởng lương hưu của lao động nữ đóng BHXH từ năm thứ ...

Nếu minh bạch, sai thì sửa, sợ gì

Tuyển dụng sai thì phải chịu trách nhiệm chứ sao lại ra điều kiện cho người lao động?

http://daidoanket.vn/tin-tuc/goc-nhin-dai-doan-ket/trach-nhiem-voi-nguoi-lao-dong-384135

/ Nguyên Khánh/daidoanket.vn