Trả lại danh thơm cho một gia đình yêu nước

Đầu năm 1946, đồng chí Trần Quốc Hoàn lúc đó là Xứ ủy Bắc Kỳ giới thiệu một thanh niên tên Nguyễn Sỹ Cầm với đồng chí Hoàng Mỹ - phó Giám đốc Công an Bắc bộ - để phục vụ trong ngành Công an. Điều khiến người ta ngạc nhiên là trước cách mạng, chàng thanh niên này là nhân viên Đội bảo an của Quân đội Pháp. Sau đó, Nguyễn Sỹ Cầm được theo học một lớp ngắn hạn CA rồi được cử làm trưởng ty CA Vĩnh Yên.

Chàng thanh niên Nguyễn Sỹ Cầm xuất thân trong một dòng họ khoa bảng tại làng Mọc, Hạ Đình, Hà Nội. Bố ông là nhà nho, thấm nhuần giáo lý thánh hiền. Kinh sử thị lương điền (chữ là mảnh ruộng tốt nhất) nên dù nhà nghèo cũng quyết tâm cho các con ăn học. Nhưng vì thương bố mẹ vất vả, Nguyễn Sỹ Cầm đang học thành chung trường trung học Gia Long đã quyết định thôi học để bố mẹ tập trung tiền cho người em trai là Nguyễn Sỹ Tỳ ăn học.

Khi tiếng sung toàn quốc kháng chiến bùng nổ, làng Mọc ở ngay sát Hà Nội nhanh chóng trở thành làng tề và ngạc nhiên hơn nữa: Người dân làng thấy “Thầy đội Cầm” đã trở lại trong bộ áo sỹ quan của thực dân Pháp, có nghĩa là thầy đã …dinh tê theo địch. Dân làng xì xào, bàn tán, kỳ thị. Ai cũng nghĩ Cầm đã phản bội Cách mạng.

282279769_375324261240973_1286037400831027700_n
Ảnh minh họa

Dân làng Hạ Đình những năm Pháp chiếm đóng vẫn thường thấy quan hai Cầm đeo súng lục bên hông, đi ô tô về thăm làng. Họ thì thầm vào tai nhau, phỉ nhổ kẻ mới đây thôi còn giác ngộ đi theo cách mạng. Chỉ có điều họ không hề biết là từ ngày quan hai Cầm theo địch thì hình như sự vậy ráp của địch ít hiệu quả hơn, bởi vì du kích, cơ sở gần như đã được báo trước.

Nhưng duy nhất có một người không nghĩ thế: Đó là chàng sinh viên Khoa học Nguyễn Sỹ Tỳ lúc này đang công tác ở Sư phạm Liên Khu Ba. Bởi ông biết rất rõ người anh trai của mình không hề phản bội lại truyền thống của gia đình, vẫn yêu nước, vẫn là người cách mạng, quân hàm sỹ quan Trung úy trên vai áo, chỉ là tấm vỏ bọc để ông hoạt động tình báo Cách mạng.

Sứ mạng vinh quang và hiểm nguy đó đòi hỏi những người thân của Nguyễn Sỹ Cầm phải có bản lĩnh chịu đựng. Còn đối với Nguyễn Sỹ Tỳ, anh cắn răng không hé với ai một lời, kể cả tổ chức bộ giáo dục nhằm giữ gìn tuyệt đối an toàn cho người anh.

Sau Hiệp định Geneve 1954, Nguyễn Sỹ Cầm được tổ chức theo đoàn di cư vào Nam để tiếp tục nhiệm vụ và mang theo người con gái đầu lòng của em trai mình là Nguyễn Lan Phương (vì ông bà Cầm không có con) nhằm thiết lập mối quan hệ mật thiết với gia đình.

Còn người em Nguyễn Sỹ Tỳ thì ở lại, kinh qua nhiều công tác quan trọng của Bộ giáo dục: Bí thư Đẳng ủy cơ quan Bộ liên tục 10 năm, Viện trưởng viện chương trình và phương pháp Giáo dục; Phó Tổng biên tập tạp chí nghiên cứu giáo dục; Giám đốc Nhà xuất bản giáo dục, những ông không thể lên cao hơn được nữa vì những nghi hoặc về chính trị. Mặc dù vậy, ông vẫn kiên trì chịu đựng, mong chờ một ngày mai, khi điều kiện cho phép có thể công bố sự thật về người an của mình.

Lúc này, Nguyễn Sỹ Cầm vào nam tiếp tục hoạt động tình báo trong quân đội và lập được rất nhiều chiến công. Ít lâu sau, an ninh quân đội ngụy phát hiện và nghi ngờ ông. Đang là trung tá hành quân ông bị điều về bộ tổng tham mưu làm sự vụ để chúng tiện giám sát, theo dõi. Nhưng bằng những thủ pháp nghề nghiệp ông đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong lòng địch và ông đã hy sinh trong cuộc tấn công nổi dậy mùa xuân 1968.

Đầu đất nước phía Bắc, người em trai của ông là Nguyễn Sỹ Tỳ lại chịu một bi kịch khác: Bi kịch hiềm nghi chính trị. Người anh họ ông đã từng nuôi giấu cán bộ trong nhà bỗng dưng thành địa chủ gian ác. Nguyễn Sỹ Tỳ vì có con gái theo bác Cầm nên bị nghi vấn có quan hệ chính trị phức tạp. Ông những tưởng những năm cống hiến của mình cho cách mạng đã là bản lý lịch tốt nhất của ông gửi cho Đảng, không có điều gì vẩn đục. Vậy mà việc con gái ông đi Nam đã là dấu hỏi của tổ chức. Nhưng thử hỏi ông có thể nói thẳng ra với cấp trên được không? Không được! Chỉ cần một sơ suất nhỏ là tính mạng của anh trai ông sẽ không còn, sẽ tổn thất rất lớn cho cách mạng. Thế là Nguyễn Sỹ Tỳ cắn răng chịu dựng và biết rằng từ nay con đường hoan lộ của mình đã hết.

Hòa bình lập lại, qua đường dây nội bộ, Nguyễn Sỹ Tỳ biết tin người anh của mình đã hy sinh, lúc này ông mới được phép công bố toàn bộ công việc và những bí mật về người anh mình để giải tỏa những hồ nghi chính trị của tổ chức đặt vào ông bấy lâu nay.

282279769_375324261240973_1286037400831027700_n
Ảnh minh họa

Ông tìm đến bộ Quốc phòng và ở đây người ta xác nhận cho ông: Cục nghiên cứu Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam chứng nhận: "Đồng chí Nguyễn Sỹ Cầm là cán bộ thuộc Cục chúng tôi được giao nhiệm vụ vào nam công tác từ năm 1954 (sau khi hòa bình lập lại). Sự việc về cháu Nguyễn Lan Phương như đồng chí Nguyễn Sỹ Tỳ nói trên đây là đúng sự thực.

Giờ đây, ngôi mộ ông Nguyễn Sỹ Cầm nằm ở nghĩa trang Gò Vấp, lặng lẽ và khiêm nhường bên những ngôi mộ của những người bình thường khác. Không ai biết được rằng, nằm dưới nấm mộ kia là một người tình báo cách mạng mà cuộc đời biết bao gian truân thử thách.

Ngày nay, nhà thờ họ Nguyễn Huy của ông ở làng Moc, Hạ Đình đã được tôn tạo lại. Người ta thấy bên cạnh bốn chữ nho Khánh Du Cửu Chi, bút tích của Đặng Trần Côn tặng còn nhìn thấy chân dung của một nhà tình báo và bản xác nhận của Cục II Bộ Quốc phòng. Đó là những chứng chỉ vàng lấy lại danh thơm cho dòng họ, gia đình và cả người nằm dưới mộ.

 

/ Công an nhân dân