Khi dịch bệnh COVID-19 cơ bản được khống chế, TPHCM cần có lộ trình để nới lỏng việc hạn chế đi lại, tiếp xúc của người dân; mở lại trường học; dần cho các cửa hàng, dịch vụ thiết yếu hoạt động trở lại.
6 biện pháp bắt buộc phải thực hiện
Theo đánh giá, thành phố đang kiểm soát rất tốt tình hình dịch bệnh. Liên tiếp 17 ngày thành phố không ghi nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, hiện chỉ còn 2 người phải điều trị; 46 người được theo dõi tại các khu cách ly tập trung và 190 người cách ly tại nhà.
Từ những tín hiệu khả quan trên, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ ra 6 biện pháp bắt buộc phải thực hiện khi chuyển sang trạng thái "bình thường mới".
Đó là việc đeo khẩu trang có thể là bắt buộc khi hoạt động cộng đồng: đi học, đi chợ, đi du lịch, người trên phương tiện giao thông công cộng, khi gặp gỡ giao lưu với người khác trong một thời gian nhất định.
Người từ các nước đang có dịch hay lây nhiễm COVID-19 đến Việt Nam phải được thử có virus hay không và cách ly 14 ngày nếu có dấu hiệu đáng nghi ngờ lây nhiễm. Ngay lúc xuống máy bay, rời xe lửa, ôtô có thể phải được thử (xác suất hoặc tập trung vào một số đối tượng hoặc một thời gian nhất định).
Khi phát hiện có người bị dương tính với COVID-19 thì người đó và tất cả những người tiếp xúc (F1, F2, F3) phải được cách ly và giám sát phù hợp.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại các nhà ga, sân bay ở TPHCM. Ảnh: Hà Phương
Khoảng cách giữa người với người trong các hoạt động thường xuyên (sản xuất, nhà hàng, nhà hát, lớp học, tàu xe…) phải được quy định, có mức tối thiểu.
Quy mô một số hoạt động đông người bị giới hạn trong một thời gian nhất định (sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, hội họp…).
Thường xuyên phải rửa tay sát khuẩn, phương tiện giao thông được sát khuẩn định kỳ.
Mỗi người phải chấp nhận một số quy định khác trước
Khi chuyển sang trạng thái "bình thường mới", cơ quan, doanh nghiệp phải đặt ra các quy tắc ứng xử và quy chế hoạt động thuộc từng ngành nghề để sản xuất, kinh doanh, học tập, khám, chữa bệnh, vui chơi giải trí,... mà không làm lây nhiễm COVID-19. Trong tháng 4, TPHCM cần hoàn thành các công việc này để triển khai áp dụng từ tháng 5.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong nhận định, thành phố đã chuẩn bị kỹ các phương án, biện pháp tái khởi động hoạt động kinh tế nhưng vẫn tập trung chống dịch.
Các biện pháp được đưa ra là, thành phố sẽ mở dần một số hoạt động thiết yếu, ít nguy cơ lây nhiễm. Trong đó, thí điểm cho các ngành kinh doanh có quy mô nhỏ hoạt động trở lại. Các ngành quy mô lớn hơn sẽ được thí điểm trong 30 ngày. Sau đó, tùy tình hình diễn biến của dịch bệnh, thành phố sẽ điều chỉnh thời gian thí điểm và cho phép mở rộng các cơ sở kinh doanh
Để chuẩn bị cho việc học sinh đi học lại, thành phố đang triển khai bộ tiêu chí an toàn trong trường học với yêu cầu "đảm bảo nguyên tắc triển khai từng bước an toàn, an tâm thì học sinh mới đi học trở lại".
Lực lượng chức năng đo thân nhiệt tại 62 chốt cửa ngõ TPHCM. Ảnh: Anh Nhàn
TPHCM sẽ tổ chức đội phản ứng nhanh cấp thành phố, 24 đội phản ứng nhanh cấp quận - huyện, 322 đội phản ứng nhanh các xã - phường - thị trấn để kiểm tra việc tuân thủ phòng chống dịch bệnh.
Tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối sẽ có lực lượng kiểm tra việc giãn cách xã hội, xử phạt và không cho người không đeo khẩu trang vào chợ...
Chủ tịch Hà Nội: Sau 22/4 chắc chắn không gỡ hết lệnh giãn cách xã hội
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội đến ngày 22/4, Hà Nội không có thêm ca nhiễm Covid-19 thì có thể hạ mức nguy cơ ... |
Thủ tướng: "Từng bước nới lỏng hoạt động xã hội"
Việt Nam sẽ nới lỏng từng bước biện pháp giãn cách xã hội, nhưng phải có kiểm soát đúng mức để tránh tình trạng chủ ... |