"Tôi nghĩ Thành phố Hồ Chí Minh nên xem lại đề nghị cho học trò cả nước nghỉ"

Theo thông tin Chính phủ công bố, Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19, việc đề xuất cho học sinh nghỉ hết tháng 3 của Thành phố Hồ Chí Minh là không hợp lý.

Việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ký văn bản 577/UBND-VX kiến nghị với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và 2 bộ cho phép kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên đến hết tháng 3, việc điều chỉnh thời gian của năm học 2019 - 2020 đã gây nhiều câu hỏi băn khoăn cho người dân, dư luận.

Chúng tôi đã ghi nhận một số ý kiến đại biểu Quốc hội và thầy cô liên quan đến đề xuất trên.

toi nghi thanh pho ho chi minh nen xem lai de nghi cho hoc tro ca nuoc nghi
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (bên trái ảnh) và đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (bên phải ảnh). Ảnh: V.P

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh: “Theo như những thông tin Chính phủ công bố, rõ ràng Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19. Các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa đã đủ điều kiện công bố hết dịch.

Vĩnh Phúc một trong những ổ dịch sau các giải pháp triển khai quyết liệt, chủ động đã mang lại kết quả tốt khi nhiều ngày qua không có ca mắc mới. Các địa phương khác chưa phát hiện có sự lây lan dịch bệnh.

Vì thế, việc Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cho học sinh cả nước nghỉ hết tháng 3 với cơ sở là “căn cứ vào diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, chưa có dấu hiệu ổn định trong thời gian ngắn sắp đến” là chưa thuyết phục”.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh phân tích, nếu riêng Thành phố Hồ Chí Minh chỉ bố trí đề xuất tổ chức lại học kỳ 2 và thời gian kết thúc năm học thì lại là câu chuyện khác.

Bởi nếu cho học sinh cả nước nghỉ hết tháng 3 thì sẽ tác động đến toàn bộ việc học tập của học sinh cả nước. Đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ phụ huynh, xã hội.

Đại biểu Tiến Sinh cho rằng, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn, điều kiện y tế, điều kiện vật chất để kiểm soát dịch bệnh còn tốt hơn rất nhiều địa phương khác mà đề xuất như vậy khiến không ít nơi hoang mang.

Đại biểu cũng chia sẻ, chưa ai làm rõ xem trẻ con ở nhà quá lâu thì chúng thế nào, có khiến trẻ trễ nải trong việc học tập không?.

“Chúng ta đừng so sánh và nói là nghỉ hè cũng dài, trẻ có sao đâu! Bởi nó hoàn toàn khác, nghỉ hè các con được đi chơi, được thoải mái sau khi hoàn thành chương trình năm học. Còn đây nghỉ trong tình trạng vẫn lo bài vở, chỉ ở trong nhà nó khác hẳn".

Trong bối cảnh Việt Nam, học sinh ở bậc mầm non, tiểu học mà nghỉ học là phải có một người lớn ở nhà trông. Nó sẽ có tác động rất lớn đến xã hội, đến kinh tế. Vì thế, phải tính toán, cân nhắc thật kỹ.

Nếu nghỉ để kiểm soát dịch Covid-19 trong khi Việt Nam đã kiểm soát tốt thì đề xuất này là cẩn thận quá mức cần thiết và tác động chung đến với xã hội, đến phụ huynh, con trẻ sẽ là khó lường.

Vì thế, tôi nghĩ Thành phố Hồ Chí Minh cân nhắc lại để đề xuất hợp lý hơn.

Chính phủ, Bộ Giáo dục cũng phải cân nhắc kỹ về việc có nên cho học sinh nghỉ học hết tháng 3 không khi thông tin từ các cơ quan hữu quan cho thấy kiểm soát, ngăn chặn tốt dịch Covid-19 rất tốt”, vị Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hòa Bình nhấn mạnh.

Ông cho rằng, sự thận trọng là cần thiết nhưng cả nước nhiều ngày qua không phát hiện thêm ca mắc mới, các địa phương thực hiện việc cách ly những người nghi nhiễm 14 ngày qua cũng chưa phát hiện ca nhiễm mới.

toi nghi thanh pho ho chi minh nen xem lai de nghi cho hoc tro ca nuoc nghi


Đề xuất nghỉ học hết tháng 3 là... hơi dài và nóng vội!

Chúng ta đã làm rất thận trọng rồi vì thế việc cho trẻ nghỉ hết tháng 3 phải hết sức cân nhắc. Nếu chỉ vì lý do như Thành phố nêu trong văn bản thì chưa thuyết phục.

Liên quan đến đề xuất trên của Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Phó Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình chia sẻ, đề xuất của Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ là ý kiến của một địa phương.

Được hay không, Chính phủ phải nghe các ý kiến từ các cơ quan chuyên môn, đặc biệt là Bộ Giáo dục, Bộ Y tế và phải đánh giá được tác động của nó với xã hội.

“Vì thế, cần phải xem xét kỹ lưỡng. Học sinh nghi hết tháng 3 ngoài liên quan đến chương trình năm học, còn liên quan đến lao động việc làm, tác động chung lên xã hội.

Việt Nam hiện nay đã kiểm soát rất tốt dịch bệnh nhờ sự vào cuộc của Chính phủ, các cơ quan chuyên môn, lực lượng quân đội, từng người dân… Vấn đề bây giờ là tập trung hạn chế nguồn lây, nguy cơ từ người nước ngoài đến Việt Nam”, đại biểu nói.

Ở góc độ quản lý giáo dục ở địa phương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An - ông Thái Văn Thành cho rằng, nếu lùi học cả nước hết tháng 3 thì ở Nghệ An không tổ chức học tập được trong các tháng hè.

Nghệ An có đặc thù thời tiết là gió Lào (gió phơn Tây Nam), nắng gắt, học sinh không thể đi học được. Việc này chắc chắn phụ huynh sẽ phản đối.

Ngoài ra, theo thầy Thành, đối với các huyện miền núi, ngoài nắng nóng, thì vào mùa hè ve kêu râm ran, ồn ào, giáo viên nói học sinh không nghe được và các em không thể ngồi học bài được trong lớp. (1)

toi nghi thanh pho ho chi minh nen xem lai de nghi cho hoc tro ca nuoc nghi

"Tôi nghĩ Thành phố Hồ Chí Minh nên xem lại đề nghị cho học trò cả nước nghỉ"

Theo thông tin Chính phủ công bố, Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19, việc đề xuất cho học sinh nghỉ hết tháng 3 của ...

Đỗ Thơm

/ giaoduc.net.vn