Ra mắt ngày 13/1, TineX là mô hình học tập kết hợp giữa học online với mentor của đại học FUNiX với học offline cùng nhà tuyển dụng.
Là dự án mở rộng từ mô hình FUNiX - đại học trực tuyến, TineX hướng đến người mong muốn làm lập trình viên, phát triển sự nghiệp trong ngành phần mềm. Sinh viên sẽ học một năm online với sự trợ giúp của mentor - người hướng dẫn và tuần offline hai buổi với nhà tuyển dụng. Ngoài kiến thức chuyên ngành, TineX sẽ hỗ trợ các khóa học ngoại ngữ và kỹ năng.
Theo ông Hoàng Tô, Chủ tịch HĐQT Tinh Vân Group, người sáng lập TineX, kết thúc khóa học sinh viên sẽ được cấp chứng chỉ nghề của FUNiX và Đại học FPT, có kỹ năng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và được Tinh Vân cùng những công ty đối tác như CMC, Fsoft tiếp nhận. "Chúng tôi kỳ vọng TineX sẽ là mô hình giáo dục đa dạng, tạo ra các nền tảng giáo dục sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Tô nói.
Mô hình học TineX giúp sinh viên được học công nghệ thông tin cùng các chuyên gia. Ảnh: Tinh Vân.
Ông Nguyễn Thành Lâm, cựu CEO FPT Software, giám đốc FUNiX HCM cho biết, TineX là trường đầu tiên của dự án xSchool xây dựng chuỗi các trường dạy lập trình liên kết với Đại học trực tuyến FUNiX. Mục tiêu của hệ thống là đào tạo cho mọi đối tượng có nhu cầu học CNTT với thời gian ngắn.
Trong một chuyến công tác Singapore, khi chia sẻ ý tưởng về mô hình đào tạo lập trình này, xSchool đã nhận được sự tin tưởng, muốn hợp tác từ một số công ty phần mềm tại đây. Mở đầu là công ty MalifaX của Singapore chính thức thành lập FUNiX Singapore, đạo tạo theo mô hình xSchool vào cuối tháng 1/2018.
"Với nhu cầu của thị trường về lập trình viên đang rất cao và sự tiện lợi mà mô hình mang lại, cùng với đam mê của anh Hoàng Tô và các bạn Tinh Vân, TineX hứa hẹn sẽ thành công", ông Lâm nói.
Ông Hoàng Tô là một trong những người phát triển công cụ tìm kiếm Xa lộ, dự án sách giáo khoa điện tử Classbook được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, giáo sư Ngô Bảo Châu đánh giá cao.
Câu chuyện về sự ra đời của dự án TineX cũng không kém phần thú vị. Một số người "đứt gánh giữa đường" với sự nghiệp học hành để chạy theo đam mê của mình, họ đã sáng tạo ra thành phẩm công nghệ khiến nhiều người phải bỏ tiền sử dụng. Hoàng Tô là một người như thế, khi cậu du học sinh Liên bang Nga sẵn sàng hợp tác cùng những người bạn sau một cuộc gặp bâng quơ lúc trở về nước thăm nhà.
Điều này dẫn lối cho công ty Tinh Vân ra đời và giờ đây chạm mốc lịch sử hơn hai thập kỷ.Người đứng đầu vẫn giữ nguyên cái liều mình với bất kỳ điều gì khi đã có niềm tin.
Thạc sĩ Hoàng Tô là một trong người đầu tiên gia nhập công ty phần mềm Tinh Vân. Ảnh: Tinh Vân
FUNiX với mô hình học trực tuyến cùng mentor đã hấp dẫn ông Hoàng Tô ngay từ ngày đầu lúc dự án vẫn còn trên giấy.
Ngày 13/10/2015, trong lễ ra mắt FUNiX, ông Hoàng Tô là người đầu tiên đến tham dự, ủng hộ và trở thành một trong những mentor đầu tiên của mô hình học này. FUNiX là mô hình học lập trình theo hình thức trực tuyến. Nhưng có lẽ hình thức học không mấy mới mẻ này khó thuyết phục được ai nếu không có giá trị khác biệt, đó chính là mentor. Họ là những chuyên gia trong nghề sẵn sàng giành thời gian để hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 khiến đa phần ngành nghề gì cũng cần biết và học về công nghệ. Chuyện của các học viên nhà FUNiX nhiều khúc khủy, đôi khi đâm ngang nhưng thú vị. Như có cậu kỹ sư dầu khí từ bỏ việc để theo lập trình, rồi được ông mentor thú vị hỗ trợ trở thành lập trình viên FSoft chỉ sau 4 tháng học. Hay cô chủ nhỏ bán cà phê cố đi học công nghệ thông tin cho khỏi “quê” với bạn bè, rồi lại cứ theo hoài theo mãi vì hay quá...
Cuộc cách mạng 4.0 diễn ra tại Việt Nam như thế nào?
Thuộc top 5 nước tăng trưởng công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới, Việt Nam có rất nhiều ứng dụng để cho ra đời ... |
Hiệu trưởng đại học nêu thách thức của Cách mạng 4.0 với cuộc sống
Ông Hồ Thanh Phong cho rằng du lịch, giao thông, y tế, giáo dục... sẽ đón nhận hàng loạt thời cơ và chịu thách thức ... |