Ông Dennis Blair, cựu giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, đã xác định "gót chân Achilles" của Triều Tiên, được cho là có thể làm chính phủ của ông Kim Jong-un sụp đổ mà không tốn một viên đạn nào.
Trong khi chính quyền Tổng thống Donald Trump cân nhắc việc sử dụng vũ lực chống lại Triều Tiên, ông Blair lại đề xuất một cách tấn công khác bằng thông tin, chứ không phải bằng vũ khí. "Đòn chí mạng đối với Triều Tiên là thông tin từ bên ngoài biên giới nước này" - ông Blair tiết lộ trong một báo cáo gửi Ủy ban Quân vụ Thượng Viện Mỹ.
Theo lời cựu giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia, người Triều Tiên không hề hay biết gì về thực trạng của đất nước vì họ phải đối mặt với các cuộc tuyên truyền của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, ông Blair gợi ý Mỹ có thể tận dụng một xu hướng nổi lên gần đây tại Triều Tiên: điện thoại di động. Cứ 5 người thì có 1 người sở hữu điện thoại và nhiều điện thoại trong số đó có thể kết nối với các tháp di động của Trung Quốc bên kia sông Yalu, dọc theo biên giới 2 nước.
Ông Dennis Blair. Ảnh: Reuters
"Nếu gửi tin nhắn đến những chiếc điện thoại này, sự thật sẽ được phơi bày. Chúng ta có thể mở rộng tháp di động, tuồn dữ liệu vào các loại đĩa CD và ổ lưu trữ, kích hoạt các đài phát thanh và truyền hình. Mục tiêu là tách gia đình ông Kim khỏi nguồn ủng hộ chính: cảnh sát, quân đội và bộ tuyên truyền" - ông Blair nói thêm.
Mặc dù các cơ quan truyền thông nước ngoài vẫn vào Triều Tiên và tiếp cận giới tinh hoa nước này, Mỹ có thể gia tăng nỗ lực để đưa tin tức từ bên ngoài vào Bình Nhưỡng.
Ông Blair còn nêu ra những cuộc nổi dậy ở các nước độc tài khác và kết luận rằng "quá trình này rất khó chặn đứng một khi nó nổ ra và đó sẽ là số phận của Triều Tiên".
Trong một diễn biến khác, đại sứ Nga tại Triều Tiên cảnh báo rằng một cuộc xung đột toàn cầu có thể nổ ra nếu Liên Hiệp Quốc (LHQ) tìm cách cắt đứt mọi nguồn cung cấp dầu đến Triều Tiên.
Trả lời phỏng vấn truyền thông Nga ngày 31-1, đại sứ Alexander Matsegora nói an ninh quốc gia của Nga đang bị tổn hại bởi các cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Do đó, Nga đã tham gia vào hành động trừng phạt chính phủ Triều Tiên của LHQ. Tuy nhiên, ông Matsegora cảnh báo một cuộc chiến sẽ nổ ra nếu mọi việc đi quá xa.
Đại sứ Nga tại Triều Tiên cảnh báo một cuộc xung đột toàn cầu có thể nổ ra nếu cắt đứt hoàn toàn mọi nguồn cung cấp dầu đến Triều Tiên. Ảnh: KCNA
"Nếu dầu và các nguồn cung cấp sản phẩm dầu bị chặn, đây sẽ là một cuộc phong tỏa hoàn toàn đối với Triều Tiên. Các đại diện chính thức của Bình Nhưỡng đã liên tục nhấn mạnh rằng hành động phong tỏa sẽ bị Triều Tiên xem là lời tuyên chiến kèm theo tất cả hậu quả" - ông Matsegora nói với đài Sputnik News.
Ông Matsegora giải thích rằng lệnh trừng phạt hiện tại của LHQ cho phép Triều Tiên nhập khẩu 540.000 tấn dầu thô từ một đường ống duy nhất của Trung Quốc và khoảng 60.000 tấn sản phẩm dầu từ Trung Quốc, Nga và các nước khác.
Vị đại sứ Nga cho rằng số dầu này chỉ như "muối bỏ biển" đối với quốc gia 25 triệu người "đang đối mặt với tình trạng thiếu thốn xăng dầu nghiêm trọng". Vì vậy, ông Matsegora cảnh báo rằng LHQ không nên tăng thêm mức trừng phạt.
Mỹ thử nghiệm đánh chặn tên lửa thất bại
Hôm 31-1, Mỹ thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo bằng vũ khí thật, sử dụng tên lửa SM-3 Block IIA được phóng từ ... |
Cuộc đào tẩu của người Triều Tiên giơ nạng trong Thông điệp Liên bang
Dù cụt một chân, Ji Seong-ho năm 2006 đã vượt biên sang Trung Quốc rồi đến Thái Lan để xin giúp đỡ từ các nhà ... |