Đơn vị cung cấp gỗ để phục vụ công trình đường đi bộ lát gỗ lim ven sông Hương (TP Huế) tiết lộ, có khối lượng lớn gỗ lim được sử dụng không phải nhập từ Nam Phi.
Công trình đường lát gỗ lim bờ Nam sông Hương với số vốn hơn 5 tỷ đồng là dự án do Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại, thông qua tổ chức KOICA.
Đơn vị cung cấp gỗ khẳng định có khối lượng lớn gỗ lát trên đường đi bộ không phải gỗ nhập khẩu từ Nam Phi
Theo hồ sơ thiết kế của đơn vị tư vấn Hàn Quốc, nguồn gốc gỗ lim là nhập khẩu chính ngạch, hợp pháp từ Nam Phi, không ảnh hưởng đến rừng và chủ trương của Chính phủ Việt Nam.
Trong quá trình truy tìm nguyên nhân nguyên liệu gỗ lim tại dự án này chưa sử dụng đã nứt nẻ hàng loạt, đơn vị cung ứng gỗ đã tiết lộ thông tin khá bất ngờ.
Ông Lê Trung, Giám đốc công ty TNHH Xuất nhập khẩu gỗ Đại Hùng (đơn vị cung ứng gỗ lim phục vụ dự án) cho biết, đã cung cấp cho đơn vị thi công gần 100 khối gỗ lim qua 2 đơn hàng trong 10 đợt.
“Gỗ chúng tôi cung cấp cho đơn vị thi công là loại gỗ lim đã xẻ thanh, có nguồn gốc hợp pháp và đã được kiểm lâm xác nhận”, ông Trung nói.
Ông Lê Trung
Trước khi triển khai dự án, 10 mẫu gỗ lim được công ty gửi cho chủ đầu tư và đơn vị thi công kiểm định chất lượng, chọn mẫu. Việc kiểm tra tính pháp lý, nguồn gốc gỗ lim để phục vụ dự án cũng được đơn vị thi công giám sát chặt chẽ.
Ông Trung tiết lộ, thực tế tại công trình xuất hiện một khối lượng lớn gỗ lim không phải của Nam Phi mà thuộc dòng lim của một số nước Nam Mỹ.
Tranh cãi
Về phần mình, ông Văn Viết Thành, Giám đốc công ty cổ phần Xây dựng thủy lợi TT-Huế (đơn vị thi công) khẳng định, thông tin trên thiếu chính xác và khiến dư luận hiểu nhầm.
Theo ông, gỗ được dùng để thực hiện dự án là dòng gỗ lim nhập khẩu từ Nam Phi, có nguồn gốc, chứng từ pháp lý rõ ràng.
Một đơn hàng gỗ lim công ty TNHH xuất nhập khẩu gỗ Đại Hùng cung ứng cho đơn vị thi công
“Không có chuyện gỗ lim được nhập từ các nước khác ngoài Nam Phi đâu. Trên thực tế, giá gỗ lim để thực hiện dự án được đơn vị cung ứng gỗ đẩy lên cao hơn nhiều so với giá trị chào bán ban đầu.
Giá bán theo hợp đồng ban đầu là 30 triệu/khối. Sau đó, do yêu cầu khắt khe của đơn vị nghiệm thu (gỗ không tim, không bị nứt xé, không cong vênh…) nên đơn vị cung ứng đẩy giá lên 33 triệu/khối.
Sau khi trừ thuế, chi phí vận chuyển, hấp sấy thì giá gỗ lim đạt mức gần 39 triệu/khối chứ không phải 28 triệu. Chỉ tính riêng công đoạn mua gỗ, chúng tôi đã bị lỗ gần 900 triệu đồng”, ông Thành nói.
Trước hiện tượng gỗ lim đang thi công tại dự án bị nứt nẻ và những thông tin trái chiều giữa đơn vị thi công và công ty cung ứng gỗ, PV đã nhiều lần liên hệ với ông Hoàng Hải Minh, Giám đốc Sở Xây dựng TT-Huế kiêm Trưởng BQL dự án.
Tuy nhiên, hơn nửa tháng sau khi yêu cầu PV gửi thông tin phản ánh qua hộp thư điện tử, ông Minh vẫn không có phản hồi.
Quang Thành
Gỗ lim lát đường đi bộ ven sông Hương xuất hiện nhiều vết nứt
Phần đường đi bộ lát gỗ lim ven sông Hương đã xuất hiện những vết nứt. Tuy nhiên, nhà thầu thi công cho rằng vấn ... |
Gỗ lim lát sàn ở cầu đi bộ siêu sang ở Huế rạn nứt: Chủ đầu tư nói gì?
Chủ đầu tư và nhà thầu thi công công trình cầu đi bộ lát gỗ lim ở Huế lên tiếng trước thông tin ván sàn ... |
Đường lát gỗ lim ven sông Hương nứt: Những cái lắc đầu
Theo ông Thành, khi công trình đưa vào khai thác, những thanh gỗ nứt dọc trong thời gian bảo hành 30 tháng sẽ được nhà ... |