(Vũ khí) - Theo Tướng Norton Schwartz thuộc Không quân Mỹ, máy bay B-2 Spirit đang mất dần lợi thế trước các đối thủ bởi sự phát triển của vũ khí chống tàng hình.
Thừa nhận của Mỹ
Hiện nay loại máy bay ném bom chính của Không quân Mỹ vẫn là B-52, loại máy bay cất cánh lần đầu vào năm 1952. Trong số 744 chiếc được chế tạo từ trước tới nay, hiện chỉ còn 76 chiếc B-52H được nâng cấp vẫn còn được sử dụng.
Chúng không còn khả năng vượt qua hệ thống phòng không hiện đại, tuy nhiên chúng vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến năm 2040 và được trang bị các loại tên lửa tầm xa và bom định hướng.
Máy bay tàng hình B-2 Spirit.
Trong khi đó, oanh tạc cơ B-1B Lancer của Không quân Mỹ (hiện có tổng cộng 62 chiếc) đã không còn được trang bị vũ khí hạt nhân và chỉ có thể hoạt động trong những khu vực giao tranh nhỏ. Những loại máy bay này cũng sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến năm 2040.
Như vậy, máy bay ném bom tàng hình B-2 là loại vũ khí duy nhất có thể xâm nhập và đánh bom tầm xa mà Mỹ đang có. Vốn là loại phi cơ đắt tiền, Không quân Mỹ chỉ có 20 chiếc và đã từng bị tổn thất khi một phi cơ B-2 bị rơi trong một tai nạn gần đảo Guam. Lực lượng này chỉ có thể điều động một số lượng giới hạn B-2 và việc mất một phi cơ cũng sẽ giảm khả năng chiến đấu một cách đáng kể.
Cục Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho rằng, chỉ có 16 chiếc B-2 được coi là đủ khả năng tham chiến. Trong số này, khoảng 9 chiếc có thể sẵn sàng được điều động.
Con số này còn tiếp tục giảm khi tính cả những chiếc được sử dụng cho mục đích huấn luyện, và thực tế một sĩ quan cấp cao của Không quân Mỹ cho biết số máy bay B-2 thực sự có thể sử dụng chỉ có 6 chiếc. Số còn lại đều được lưu kho để bảo dưỡng.
Mặc dù Không quân Mỹ tiếp tục đầu tư thêm tiền mặt để nâng cấp B-2 và giúp nó có thể tiếp tục hoạt động cho đến năm 2058, công nghệ có trên máy bay này đã bắt đầu có tuổi.
Công nghệ tàng hình đã có những bước tiến dài kể từ khi B-2 được thiết kế vào cuối thập niên 1970. Hơn nữa, nhiều thiết bị trên máy bay ngày càng trở nên lỗi thời trong suốt chiều dài hoạt động của máy bay này, trong đó có cả hệ thống động cơ.
Cựu Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Tướng Norton Schwartz phát biểu rằng B-2 đang dần mất khả năng thâm nhập vào vùng không phận của đối phương. "Công nghệ mà các loại máy bay này đang có thực tế đã có những năm 1980. Một thực tế hiển nhiên đó là B-2 đang mất dần khả năng sống sót trên chiến trường", ông Schwartz cho biết.
Biện pháp tạm thời
Tạp chí National Interest dẫn nguồn tin từ Không quân Mỹ cho biết, lực lượng này sẽ tiến hành nâng cấp B-2 Spirit nhằm cải thiện khả năng chiến đấu của siêu máy bay tàng hình này.
B-2 Spirit sẽ nâng cấp cơ bản hệ thống điện tử và kết nối. Sau khi nâng cấp, chúng sẽ có khả năng sống sót và hoạt động tốt trước các xung điện từ mạnh gây ra bởi các vụ nổ vũ khí hạt nhân ở trên không.
Cố vấn phụ trách vấn đề mua sắm trang bị của Không quân Mỹ, Arnold Bunch cho biết: "Chúng tôi đang hoàn thiện kỹ thuật và ngăn ngừa các mối nguy cơ có thể xảy ra. Đó là một trong những nhiệm vụ chính của lực lượng cấp chiến lược".
Theo vị cố vấn này, sau khi hoàn thành gói nâng cấp, B-2 Spirit còn được trang bị hệ thống trao đổi thông tin sử dụng sóng tần số thấp VLF. Phương thức này có nhược điểm về tầm phủ, nhưng lại hoạt động rất tốt trong điều kiện nhiễu động từ tính mạnh.
Hiện tại, các hệ thống liên lạc tần số cao UHF trên máy bay B-2 Spirit có thể hoạt động tốt hơn, nhưng trong chiến tranh hạt nhân, hệ thống này gần như không thể hoạt động.
Trước nội dung gói nâng cấp Mỹ dành cho B-2 Spirit, truyền thông Nga tin rằng, nội dung nâng cấp không chỉ như Mỹ nói mà nó còn nhằm tăng cường khả năng sống sót cho chiếc máy bay đắt đỏ bậc nhất trong lịch sử hàng không quân sự này trước sức mạnh đánh chặn của phòng thủ Nga.
Chính vì vậy, nâng cấp B-2 Spirit chỉ được coi là giải pháp tạm thời với Mỹ còn về lâu dài, Lầu Năm Góc cần phát triển một loại máy bay tối tân hơn và đủ mạnh để có thể gây khó cho lực lượng phòng thủ Nga.
Ca sĩ Canada chết khi biểu diễn rap trên cánh máy bay
Jon James McMurray đang thực hiện pha mạo hiểm hát rap giữa không trung thì bất ngờ rơi khỏi cánh máy bay. |
Báo Mỹ: Không máy bay nào muốn đối đầu S-400
(Vũ khí) - Hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga là vũ khí mà không lực lượng không quân nào muốn đối đầu ... |
Su-57: Máy bay của Thế chiến thứ 3
Giới chuyên gia Mỹ cho rằng, máy bay Su-57 Nga được vũ trang “hoàn hảo” để giành chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới thứ ... |
Tuấn Hưng