Thừa cân béo phì tăng nhanh, Bộ Y tế kiến nghị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Một lon nước ngọt 300 hoặc 330ml cung cấp 30-40g đường, trong khi WHO khuyến nghị mỗi ngày chỉ nên ăn 25g đường (tương đương 5 thìa cà phê), tình trạng ăn thừa đường ở nước ta rất phổ biến...

Thừa cân béo phì tăng nhanh, Bộ Y tế kiến nghị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường ảnh 1

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo khoa học về tiêu thụ đồ uống có đường với sức khỏe và tác động của chính sách thuế, giá do Bộ Y tế vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, tình trạng gia tăng tiêu thụ đường, đặc biệt đồ uống có đường là một trong những căn nguyên gây béo phì và một số bệnh không lây nhiễm.

Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân, béo phì đã tăng gấp 7 lần ở thanh thiếu niên 5-19 tuổi trong khoảng 20 năm qua (từ 2,6% năm 2002 đến 19% năm 2020) và tăng gấp đôi ở người lớn (từ 10,9% năm 2002 lên 18,3% năm 2016).

Ông Tuyên cũng cho biết, thừa cân, béo phì làm tăng các yếu tố nguy cơ của một số bệnh không lây nhiễm bao gồm ung thư, bệnh tim, trẻ hóa độ tuổi mắc nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường type 2 và tử vong sớm liên quan.

Duy Tiến / ANTD