- Ukraine cảnh báo Hungrary về việc trừng phạt Nga
- EU sắp hết bài trừng phạt Nga?
- Giá xăng "leo đỉnh" do lệnh trừng phạt Nga?
Hôm 21/6, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước này.
Theo Thủ tướng Đức Olaf Scholz, “các biện pháp trừng phạt chưa từng có” phương Tây áp đặt đối với Nga đang “có hiệu quả”. Tuy nhiên, ông Olaf Scholz thừa nhận đòn cấm vận này đang khiến nền kinh tế Đức tổn thương, đặc biệt là đối với các công ty năng lượng.
Trước đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cảnh báo người Đức nên chuẩn bị cho một mùa đông khó khăn do giá cả tăng vọt, trong khi nước này nỗ lực tránh lệ thuộc năng lượng của Nga.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Ông Robert Habeck cho biết, giá nhiên liệu đã rất cao và "nhiều người sẽ nhận được hóa đơn cao hơn bình thường" trong mùa đông sắp tới.
Giá nhiên liệu tăng chóng mặt trong những tháng gần đây sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, khiến EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt này đang tác dụng ngược. Giá cả các mặt hàng leo thang, ảnh hưởng nặng nề đến các gia đình châu Âu. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy cứ 6 người Đức thì có một người bỏ bữa để sống qua ngày.
Hôm 19/6, Đức công bố các biện pháp cắt giảm tiêu thụ khí đốt sau khi tập đoàn năng lượng Nga Gazprom tuyên bố giảm 60% nguồn cung qua đường ống Nord Stream. Lý do phía Nga đưa ra là tua-bin nén khí được đưa đi sửa chữa ở Canada và chậm trễ bàn giao do lệnh trừng phạt nhắm vào Nga.
Trong những thập kỷ qua, Đức phụ thuộc ngày càng lớn vào khí đốt nhập khẩu để thay thế than đá. Đức hiện nhập khẩu khoảng 35% khí đốt tự nhiên của Nga, giảm từ 55% trước khi xung đột nổ ra ở Ukraine. Phần lớn nguồn cung khí đốt Nga được Đức sử dụng để sưởi ấm và sản xuất.
Mới đây, ông Robert Habeck thông báo Đức sẽ khởi động lại các nhà máy nhiệt điện than để tránh thiếu hụt nguồn cung năng lượng.
Trước đó, nước này cũng đã công bố hàng loạt biện pháp có thể được áp dụng nhằm giảm phụ thuộc khí đốt Nga. Theo dự thảo kế hoạch, Chính phủ Đức có thể phân chia khí đốt theo định mức cho các ngành công nghiệp nếu lượng dự trữ cạn kiệt vào mùa đông.
https://vtc.vn/thu-tuong-scholz-don-trung-phat-nga-lam-ton-thuong-nuoc-duc-ar683573.html