Thủ tướng Australia biến mất khi đi bơi và bí ẩn 50 năm chưa giải mã

Có thuyết âm mưu sau này nói ông Harold Holt đã bị một tàu ngầm của Trung Quốc bắt khi ông đang bơi ở bãi biển Cheviot.

thu tuong australia bien mat khi di boi va bi an 50 nam chua giai ma

Cái chết của Thủ tướng Harold Holt được cho là do đuối nước, dù ông là người bơi lội khá giỏi.

"Thủ tướng Harold Holt của Australia mất tích".

Đó là tin tức vang vọng trên khắp các kênh phát thanh, truyền hình ở Australia ngày 17/12/1967 - ngày ông Holt có mặt tại bãi biển Cheviot gần Melbourne và không ai còn nhìn thấy vị chính khách này thêm một lần nữa.

Nhà lãnh đạo Australia được cho là gặp tai nạn và chết đuối trong lúc bơi. Một buổi tưởng niệm đã được tổ chức để vinh danh ông với sự tham dự của các nhà lãnh đạo thế giới trong đó có Thủ tướng Anh Harold Wilson và Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson.

Nhưng do thi thể của ông mãi về sau này vẫn không được tìm thấy, người ta bắt đầu liên tưởng đến một loạt các thuyết âm mưu bất hợp lý, trong đó có một cuốn sách còn khẳng định ông đã bị một tàu ngầm Trung Quốc bắt cóc.

50 năm sau vụ mất tích bí ẩn, sự nghiệp chính trị của cố Thủ tướng Holt hoàn toàn bị lu mờ bởi nguyên nhân cái chết của ông.

Những lời đồn đoán về cái chết của ông Holt trở nên nổi tiếng đến mức gần như trở thành một giai thoại ở Australia.

Thủ tướng hiện đại đầu tiên của “xứ sở chuột túi”

Holt trở thành Thủ tướng Australia vào tháng Giêng năm 1966 và mới bắt đầu nhiệm kỳ được hai năm trước khi biến mất.

Ông từng là một nhân vật trung thành trong chính quyền của Thủ tướng Robert Menzies – người có thời gian lãnh đạo lâu nhất ở quốc gia này.

thu tuong australia bien mat khi di boi va bi an 50 nam chua giai ma

Holt là chính khách có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử Australia.

"Ông ấy là một làn gió mới", John Warhurst, giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia, nói với CNN. "Ông ấy trẻ hơn Menzies (59 tuổi) và rất phong cách. Một con người tiến bộ và là Thủ tướng hiện đại đầu tiên của Australia".

Những thành tựu được người đời ghi nhớ đối với Thủ tướng Holt bao gồm quyết định chuyển đổi tiền tệ của Australia sang đô la và cent (tiền Mỹ) từ hệ thống pound và pence (tiền Anh) phức tạp.

Ông cũng là người mở đường cho người Australia bản địa được công nhận là công dân chính thức và chấm dứt chính sách “người Úc da trắng” gây tai tiếng – vốn hạn chế người nhập cư từ các nước ngoài châu Âu - để tiếp cận ngoại giao với các nước láng giềng châu Á.

Nắm rõ bãi biển như lòng bàn tay

Ngày ông Holt biến mất là một ngày Chủ nhật nóng ẩm rất hoàn hảo cho việc bơi lội.

Trước bữa trưa ngày 17/12/1967, Holt quyết định đi đến bãi biển địa phương, gần nhà nghỉ mà ông sở hữu ở Portsea trên bờ biển Victoria.

Có một thủy thủ tàu viễn dương cập bến ở vịnh Port Phillip (Melbourne) nói rằng đã nhìn thấy ông đi cùng với vài người bạn và khách mời.

Holt được biết là một người đàn ông Australia điển hình Úc - thích giao du, thể thao và rất biết tận hưởng cuộc sống.

Ông rất thích lặn và săn cá biển. Tất nhiên khả năng bơi lội của ông dù không phải vận động viên có hạng nhưng cũng đủ để giúp ông khó có khả năng chết đuối.

thu tuong australia bien mat khi di boi va bi an 50 nam chua giai ma

Hàng trăm người đã được huy động để tìm kiếm nhưng không có một tung tích nào từ ông Holt được tìm thấy.

Tuy nhiên, Holt lại không nghe lời bác sĩ của mình là không được vận động mạnh, do ông mới trải qua phẫu thuật vài ngày trước. Ông thậm chí còn chơi quần vợt trước đó một ngày.

Các nhân chứng trên bãi biển nói thủy triều ngày hôm đó cao bất thường, đến mức có một số người nói còn rằng họ “chưa từng nhìn thấy con sóng nào cao như vậy trước đó”.

Bất chấp điều này, vị Thủ tướng Australia bắt đầu bơi xa ra vùng nước sâu. Trước đó, ông còn tự tin nói với nhóm bạn rằng: “Tôi biết vùng biển này rõ như lòng bàn tay”.

Một nhân chứng cho biết đã theo dõi ông Holt liên tục kể từ lúc ông xuống nước cho đến khi những cơn sóng bắt đầu cuộn trào và bao trùm lấy ông.

Chết đuối, tự tử hay...?

Cả đất nước Australia sững sờ khi nghe tin Thủ tướng của họ biến mất. Kể từ sau vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F Kennedy, không nhiều người tin rằng vấn đề đảm bảo an ninh dành cho các yếu nhân lại trở nên lơ là như vậy.

Các điều tra viên nghiệp dư, cảnh sát và thậm chí quân đội Australia đã lùng sục khắp nơi trên bãi biển để tìm kiếm nhà lãnh đạo mất tích. Công cuộc tìm kiếm đã huy động lên tới 300 người nhưng cuối cùng đã kết thúc vào ngày 5/1/1968 trong vô vọng.

thu tuong australia bien mat khi di boi va bi an 50 nam chua giai ma

Tất cả những gì còn lại là bộ đồ trên bãi biển.

Không dấu vết nào của ông Holt được tìm thấy - tất cả những gì còn lại là quần áo ông để lại trên bờ cát.

Có những suy đoán vu vơ trong giới truyền thông rằng Holt đã tự sát do quẫn trí sau cuộc hôn nhân mệt mỏi và vì kiệt sức do công việc. Tuy nhiên các báo cáo năm 1968 của cảnh sát đã loại bỏ nguyên nhân này.

Một số thuyết âm mưu còn gây choáng hơn khi nói rằng chính khách này bị một tàu ngầm của Trung Quốc bắt đi.

Trong cuốn sách với tựa đề "Thủ tướng Chính phủ là một điệp viên" của nhà báo người Anh Anthony Grey, tác giả còn cáo buộc ông Holt từng là một điệp viên của Trung Quốc và được tàu ngầm Trung Quốc đưa đi sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình.

Không có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho những giả thuyết trên. Và cho đến hiện tại, tất cả đều cho rằng cái chết của Thủ tướng Holt chỉ đơn giản là chết đuối.

Những bàn tán kỳ quái xung quanh sự biến mất của ông đơn giản xuất phát từ việc không nhiều người tin rằng một Thủ tướng lại có thể… “dễ dàng chết đuối”.

thu tuong australia bien mat khi di boi va bi an 50 nam chua giai ma Australia mời Hoàng tử Harry và hôn thê đến nghỉ trăng mật

Bộ trưởng Du lịch Australia ngỏ lời mời Hoàng tử Harry tổ chức tiệc chia tay đời độc thân hoặc nghỉ trăng mật ở nước ...

thu tuong australia bien mat khi di boi va bi an 50 nam chua giai ma Australia phá âm mưu khủng bố đêm giao thừa

Australia vừa bắt giữ nghi phạm âm mưu tiến hành vụ tấn công khủng bố tại thành phố Melbourne ngay trong đêm giao thừa.

thu tuong australia bien mat khi di boi va bi an 50 nam chua giai ma Căn cứ gián điệp bí mật của Mỹ náu mình giữa sa mạc Australia

Nằm giữa vùng sa mạc hẻo lánh của Australia, căn cứ Pine Gap được cho là có vai trò quan trọng trong các sứ mệnh ...

/ http://www.nguoiduatin.vn