Thủ phạm khiến động cơ xe ôtô bị nóng?

Động cơ quá nóng thậm chí bốc khói là "bệnh" của nhiều xe ôtô . Nếu không nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của xe.

Thiếu dầu động cơ

Dầu nhớt có nhiệm vụ bôi trơn các chi tiết trong động cơ, lọc các chất bụi bẩn, mạt kim loại, giảm thiểu lực ma sát tạo thành giữa các pít-tông và xy lanh trong quá trình làm việc, đồng thời hạn chế bào mòn các chi tiết này trong môi trường nhiệt độ cao.

Vì vậy, trong quá trình sử dụng, dầu nhớt không được thay hay kiểm tra thường xuyên dẫn đến bị khô, khiến động cơ xe làm việc nhanh nóng máy và bị quá nhiệt.

Két nước bị bẩn

Két nước có chức năng làm mát động cơ, vì vậy nếu không thường xuyên kiểm tra và vệ sinh rất khó thể bị tắc nghẽn dẫn đến quy trình mát động cơ không phát huy được tác dụng, từ đó động cơ cũng thoát nhiệt kém.

Do vậy, người sử dụng cần thường xuyên kiểm tra tất cả các chi tiết trên xe, nhất là những chi tiết cần năng vệ sinh như két nước.

Động cơ xe nóng có thể do thiếu nước làm mát hoặc bị rò rỉ nhưng vẫn có thể kiểm soát tình hình bằng những kỹ năng đơn giản. Ảnh: Nguyễn Tuấn/Otofun
Động cơ xe nóng có thể do thiếu nước làm mát hoặc bị rò rỉ nhưng vẫn có thể kiểm soát tình hình bằng những kỹ năng đơn giản. Ảnh: Nguyễn Tuấn/Otofun

Ống dẫn nước bị hư

Bộ phận này có vai trò dẫn nước làm mát cho động cơ xe ôtô. Khi đường ống gặp vấn đề dẫn đến tình trạng thiếu nước, quá trình làm mát của két nước hoàn toàn mất tác dụng, khiến cho ôtô bị nóng.

Quạt gió hoạt động kém

Quạt gió là bộ phận giúp tản nhiệt, hoạt động cùng với két nước và chi tiết van hằng nhiệt làm mát động cơ… Khi quạt gió bị hỏng, hiệu quả làm mát của động cơ cũng bị giảm sút, dẫn đến bị nóng. Vì vậy, người sử dụng cần kiểm tra quạt gió định kỳ để đảm bảo thiết bị vận hành tốt.

Van hằng nhiệt gặp vấn đề

Chức năng của bộ phận này là điều tiết nước đi qua két nước làm mát, từ đó giảm nhiệt độ nóng của động cơ xe ôtô. Khi bộ phận này bị lỗi sẽ khiến nước trong két nước làm mát động cơ hoạt động chậm, làm ảnh hưởng đến quá trình truyền nhiệt của động cơ.

Nếu xảy ra trong thời gian dài mà không được xử lý sẽ khiến xe liên tục gặp phải tình trạng quá nhiệt, nóng động cơ, thậm chí bốc khói.

Dây curoa bị lỗi

Trên một chiếc xe ôtô thường có các bộ phận dẫn động liên tục như trục cam, bơm nước làm mát. Những bộ phận này được dẫn động bằng dây curoa.

Bởi vậy, khi dây curoa bị lỗi căng hoặc chùng dây quá mức là nguyên nhân gây nên tình trạng động cơ ôtô bị quá nóng vì không được làm mát.

Thời tiết cực đoan

Nhiệt độ ngoài trời cao, xe vận hành quá lâu cũng khiến cho động cơ bị nóng.

Trường hợp này thường xảy ra ở các thế hệ xe cũ, các chức năng đã kém, hệ thống làm mát không để thực hiện nhiệm vụ của mình dẫn đến động cơ của xe tăng nhiệt bất thường.

Thiều Trang

Những hư hỏng thường gặp trên động cơ  ôtô Những hư hỏng thường gặp trên động cơ ôtô
Chỉ xe Subaru Forester ở thị trường Việt Nam mới gặp lỗi nổi đèn báo kiểm tra động cơ Chỉ xe Subaru Forester ở thị trường Việt Nam mới gặp lỗi nổi đèn báo kiểm tra động cơ
/ laodong.vn